Ở trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ như ở người lớn. Mặc dù bé nhận được lượng lớn kháng thể từ cơ thể mẹ từ khi còn là bào thai và trong giai đoạn bú mẹ, nhưng lượng kháng thể này sẽ suy giảm rất nhanh chóng. Sự suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virut và các nguyên nhân khác… làm bé hay ốm yếu, kém phát triển, còi cọc. Dưới đây là những gợi ý cho mẹ để giúp bé yêu có được hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, chống chọi với bệnh tật, trẻ phát triển tốt, để mẹ không phải lo lắng bé hay ốm do các tác nhân có hại gây nên.
Tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho bé hệ miễn dịch khỏe mạnh (minh họa)
1. Đường ruột khỏe cho hệ miễn dịch khỏe mạnh
Để quá trình phát triển của trẻ luôn thuận lợi, bé cần một hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, để có được điều này bé cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, với lượng lớn các lợi khuẩn đường ruột.
Các lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của trẻ, đây là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, nó giúp bé luôn được khỏe mạnh. Trong những năm đầu đời, lợi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sự hình thành các cơ quan quan trọng cùng với chức năng miễn dịch.
Trong đường ruột có chứa khoảng 100 nghỉ tỷ vi khuẩn, chúng hoạt động như một hệ thống bảo vệ cho cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập cơ thể như virut, vi khuẩn…
Vậy nên, bé có được một hệ tiêu hóa tốt sẽ có được một hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, ngược lại nếu đường ruột của bé yếu ớt thì bé khó có được sự phát triển khỏe mạnh.
2. Đầu tư sớm cho đường ruột.
Hệ tiêu hóa của bé được hoàn thiện khi cơ thể của bé có đủ lượng lợi khuẩn cần thiết. Hệ vi sinh đường ruột của trẻ được hình thành trong 2 năm đầu đời, chứ không cần phải đợi đến 4-5 tuổi.
Để bé có thể khỏe mạnh, điều cần thiết là bé phải có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Bé mà không được sự cân bằng giữa các vi khuẩn đường ruột, bé sẽ có nguy cơ đau bụng và mắc các bệnh di ứng như nấm gây ngứa, hen suyễn. Vì thế, càng phải sớm hình thành cho bé hệ lợi khuẩn đường ruột, ngay sau khi sinh, để bé có được cơ thể khỏe mạnh. Sữa mẹ rất tốt cho đường ruột của bé, vậy cha mẹ nên cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và để trẻ bú càng lâu càng tốt.
Cha mẹ nên cho bé ăn một số loại chất béo động vật, tinh bột dạng thô, chất đạm và các loại rau lá, đây là một trong những cách xây dựng cho bé một hệ tiêu hóa an toàn và khỏe mạnh. Cha mẹ, cũng nên cho trẻ ăn một số thực phẩm lên men như sữa chua, loại có bổ sung probiotic, loại có lợi khuẩn sống sẽ rất tốt cho chế độ ăn uống của trẻ, để cha mẹ không phải lo tình trạng bé biếng ăn.
Ngoài probiotic ra, cha mẹ cũng nên lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng có bổ sung prebiotic cho hệ tiêu hóa của trẻ. Prebiotic là các loại chất xơ thực phẩm không được tiêu hóa ở dạ dày và ruột non, nên chúng chở thành nguồn thức ăn cho probiotic. Nhờ vậy mà các lợi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh hơn. Prebiotic có nhiều trong đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám, chuối, tỏi, atiso, rau quả màu xanh… Prebiotic cũng có nhiều trong sữa mẹ, khi mà nguồn sữa mẹ giảm đi, nên bổ sung bằng các thực phẩm dinh dưỡng khác cho bé.
3. Những kẻ phá bĩnh
Ngoài những yếu tố giúp kích thích sự tăng trưởng của lợi khuẩn thì cũng có những yếu tố bất lợi phá hủy nó. Trong đó, kháng sinh là một trong những kẻ thù đáng gờm cho cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý chỉ dùng kháng sinh cho bé trong trường hợp bất khả kháng, và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm loại thuốc an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ hơn để thay thế.
Trẻ ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, nhiều đường và căng thẳng cũng là yếu tố làm cho hệ lợi khuẩn yếu dần. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý đến khâu lựa chọn thực phẩm và cho bé một chế độ ăn lành mạnh.
=> Cha mẹ quan tâm tới Bé mọc răng
Nắm rõ và hiểu biết về hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ, chính là chìa khóa giúp cha mẹ cách bảo vệ và tăng cường miễn dịch cho trẻ, để trẻ có được sự phát triển khỏe mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét