Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Những Người Nào Dễ Mắc Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2

Số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp nhiều hơn số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 phụ thuộc vào bản thân người bệnh là chủ yếu. Bệnh tiểu đường tuýp 2 còn có các tên gọi khác như: đái tháo đường khởi phát ở tuổi trưởng thành; đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

Những người dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2 (minh họa)

Người  dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở người dưới 40 tuổi, thân hình béo, tuy nhiên không hoàn toàn như vậy. Phụ nữ dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn nam giới. Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì có thể 1 trong 4 người thân trực hệ của bạn cũng bị mắc bệnh tiểu đường (bệnh có tính di truyền). Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường dễ mắc một số bệnh liên quan, tuổi thọ ngắn hơn người khác.

Tác động thực sự của insulin là gì?

Tuyến tụy là nới tạo ra insulin, sau mỗi bữa ăn insulin được phóng thích, insulin tác động chủ yếu trên gan, cơ bắp và các mô mỡ.

-Insulin ở gan kích thích thu nhận glucoso từ máu để dự trữ sử dụng sau. Khi lượng insulin không đủ, gan không thể dự trữ đủ glucose mà còn giải phóng lượng lớn glucose vào trong máu. Vậy nên, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có đường huyết cao hơn.

-Insulin ở cơ bắp kích thích các tế bào thu nhận và dự trữ glucose để tạo năng lượng khi vận động.

-Insulin ở các tế bào mô mỡ, giúp thu nhận mỡ có trong thực phẩm ăn vào. Các tế bào mỡ dự trữ chất béo và tạo năng lượng khi cần.

Bình thường insulin được tụy sản xuất đủ để kích thích gan, cơ bắp và mô mỡ thu nhận glucose và chất béo trong máu. Còn ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, insulin không được tụy sản sinh đủ và cơ thể cũng không sử dụng insulin một cách đúng mục đích.

Điều gì sẽ xảy ra khi mọi việc bắt đầu rối loạn?

Đa phần nhiều người không phát hiện mình bị bệnh tiểu đường, vì các triệu chứng sớm của bệnh thường rất chung chung. Khi đã được chẩn đoán chắc chắn mắc bệnh tiểu đường cần phải được điều trị kiểm soát đường trong máu. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường sau nhiều năm sẽ gặp phải các biến chứng tổn thương đến  các mô.

Khi nào nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường?

Các triệu chứng như mệt mỏi và bứt rứt có thể được quy cho lý do làm việc quá mức hay do tuổi già. Kết quả là có khoảng 50% số người bệnh tiểu đường tuýp 2 không được chẩn đoán sớm.

Khi cơ thể có các dấu hiệu hay hội chứng trên, bác sỹ sẽ nghi ngờ bạn bị bệnh tiểu đường, và cho bạn lời khuyên xét nghiệm nước tiểu xem có glucose không. Để chắc chắn hơn, bác sỹ cần đo lượng đường trong máu của bạn. Nếu hàm lượng đường cao quá mức, kèm theo các dấu hiệu nêu trên có nghĩa là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường. Nếu đường huyết trong máu chỉ cao hơn mức bình thường một chút có nghĩa là bạn bị một rối loạn dung nạp/bất dung nạp glucose, nghĩa là cơ thể bạn có sự rối loạn chuyển hóa glucose, một dấu hiệu bất thường trong cơ thể bạn.

Các dấu hiệu và hội chứng của bệnh đái tháo đường không điều trị bao gồm:

-Cơ thể mệt mỏi.

-Khát uống nhiều nước và đi tiểu nhiều.

-Cơ thể sụt cân.

-Cảm giác bị châm chích, kiến bò.

-Mắt nhìn mờ.

-Da ngứa.

-Dễ bị nhiễm trùng.

-Hay bị táo bón.

-Bong gân, chuột rút.

Điều trị

Hiện nay chưa có phương pháp chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, người bệnh phải học cách sống chung với bệnh bằng cách trì hoãn và kiểm soát đường máu theo các cách sau:

-Thực hiện chế độ ăn kiêng.

-Kết hợp ăn kiêng và uống thuốc.

-Kết hợp ăn kiêng và bổ sung insulin

Mục đích chính của việc điều trị là phải đạt được lượng đường trong máu ở mức gần như bình thường.

Ngoài ra để điều trị bệnh tiểu đường có kết quả tốt, người bệnh cũng có thể dùng các loại thực phẩm chức năng, như sản phẩm BoniDiabet được người bệnh sử dụng và chia sẻ kết quả về công hiệu của BoniDiabet giúp ổn định đường huyết

Cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tốt bệnh tiểu đường giúp phòng ngừa các biến chứng muộn. Nếu gia đình bạn có người thân mắc bệnh tiểu đường, bạn bị béo phì, cao huyết áp hoặc cholesterol cao hay kết hợp các yếu tố trên bạn nên kiểm tra đường huyết của bạn.

Một chế độ ăn kiêng lành mạnh

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh bình thường. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, cần phải ăn đều những thức ăn có tinh bột như: bánh mì, khoai tây, ngũ cốc… trong mỗi bữa ăn và chia nhỏ lượng trong các bữa. Người bệnh cần nhớ tránh các loại thức ăn quá ngọt như kẹo, socola, nước ngọt...

Ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng hàm lượng chất sơ trong chế độ ăn. Giảm thức ăn có nhiều chất béo như kem, bơ, các thức ăn chiên xào.

Nếu quá nặng cân, cần cố gắng giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa. Không cần thiết phải ăn những thức ăn đặc biệt vì chúng không có hiệu quả.

Phải hoạt động nhiều

Tập luyện thể thao hàng ngày rất có ích đối với người bị bệnh tiểu đường. Tập luyện thể thao không có nghĩa là cố gắng tập thật nhiều giờ trong phòng tập, tập luyện có thể là làm những công việc bạn thích như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội… Với những hoạt động yêu thích, bạn cần kiên trì thực hiện và tập luyện đều đặn hàng ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét