Người mắc tai biến mạch máu não dễ gặp phải những di chưng nguy hiểm, mà trong đó di chứng liệt nửa người ở bệnh nhân tai biến mạch máu não chiếm khoảng 1/3. Sau 6 tháng khi được cứu chữa có đến 2/3 số bệnh nhân không tự chủ trong sinh hoạt. Vậy nên, ngay từ khi chưa xuất viện, người nhà cần phải nghĩ tới phương pháp điều trì nhằm phục hồi chức năng cho người bệnh.
Tích cự điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não (minh họa)
Tại bệnh viện
-Tuần đầu tiên: Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đánh giá khả năng nuốt và trợ giúp bệnh nhân những hoạt động hàng ngày.
-Tuần thứ 2 đến tuần thứ 6: tập luyện cho bệnh nhân dùng tay để tự làm công việc nhẹ như mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh. Giúp bệnh nhân rèn luyện ở tay bị liệt, dùng vai và khuỷu tay để giúp cho động tác cầm, nắm và kéo. Cho bệnh nhân tự tập luyện có theo dõi và trợ giúp khi cần.
=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não
Ở nhà sau khi nằm viện
-Tháng thứ 1 đến tháng thứ 6: Mỗi ngày tập cho bệnh nhân đi bộ khoảng 5 phút; tập cho bệnh nhân cầm cốc, sách báo, gấp quần áo; tập nâng đỡ đồ vật với kích thước, nặng nhẹ khác nhau. Mỗi ngày tập luyện khoảng 20 phút cho đến khi tự làm được. Nếu bệnh nhân không tự làm được, có thể dùng dụng cụ hỗ trợ giúp tay chân, để bệnh nhân tập theo dụng cụ này.
Ngoài 6 tháng: Cho bệnh nhân tăng cường đi bộ. Bệnh nhân mà mất tiếng nói, cần cho bệnh nhân nghe đọc sách báo, rồi cho bệnh nhân luyện tập lại ngay. Bệnh nhân cần được tập những kỹ năng này từ mức độ khó tăng dần, thời lượng tập khoảng 20 giờ mỗi tuần.
Số bệnh nhân tai biến mạch máu não bị mất tiếng chiếm khoảng 20%. Những bệnh nhân này cần được điều trị từ sớm, ngay trong 3 tháng đầu tiên. Để điều trị tiếng nói cho bệnh nhân, cần có sự trợ giúp của người thân trong gia đình thời gian đầu, đây là những người sẽ tiếp tục giúp bệnh nhân ở những giai đoạn sau này. Trong 3 tháng đầu cần tập tiếng nói cho bệnh nhân khoảng 40-100 giờ.
Phục hồi tổn thương chỉ có thể ở những bệnh nhân có tổn thương mức độ trung bình. Còn với bệnh nhân tổn thương mức độ nặng thì gần như không phục hồi được. Đối với bệnh nhân bị liệt nửa người, cần phải được tập luyện những động tác hỗ trợ, tự chuyển từ giường qua xe lăn, hay di chuyển với một tay. Bệnh nhân cần tập luyện tích cực với cường độ cao từ 16 giờ hoặc hơn mỗi tuần, có tác dụng phục hồi tốt hơn hẳn những bệnh nhân chỉ tập luyện vài giờ mỗi tuần.
Việc tập luyện tay cần thực hiện sớm ngay khi có thể tự di chuyển được một ít. Trường hợp trong 6 tuần đầu nếu tay không di chuyển được thì hầu như không phục hồi được. Nên tập tay từ 3-6 giờ một ngày trong khoảng 3-6 tuần sau tai biến. Dùng châm cứu có thể giúp tăng được lực co cơ, hỗ trợ động tác co duỗi, gấp tay. Tuy nhiên, nếu chỉ châm cứu đơn thuần thì khả năng cải thiện ít hơn.
Chứng liệt trong tai biến mạch máu não được chia ra liệt cứng và liệt mềm. Đa phần bệnh nhân bị liệt cứng, chỉ một số ít liệt mềm. Bệnh nhân mắc chứng liệt mềm thường bị tàn tật nhiều hơn, do tay liệt mềm khó sự dụng được. Trong khi, bệnh nhân mắc chứng liệt cứng có thể sử dụng được tay và chân nhiều hơn cho động tác.
Tự đi bộ là mong muốn của hầu hết bệnh nhân tai biến mạch máu não. Vậy nên, khi còn trong viện nếu có thể tự co chân lại được, phải tập đi từng bước. Ban đầu tập đi từng đoạn ngắn với người trợ giúp hoặc dùng nạng. Để có thể hồi phục khả năng đi bộ, ngay cả với đoạn ngắn bệnh nhân cần tích cực tập luyện. Mỗi ngày phải có ít nhất 15 phút tập luyện đi bộ. Sau 3 tháng, thậm chí cả năm vẫn cho kết quả cải thiện rõ ràng. Tập càng sớm cho kết quả phục hồi tốt hơn.
=> Bệnh tiểu đường những điều bạn cần biết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét