Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016
Xác Định Và Chữa Trị Hôn Mê Do Tai Biến Mạch Máu Não
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016
Nguyên Nhân Rối Loạn Tuần Hoàn Não Theo Quan Điểm Đông Tây Y
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016
Giúp Giảm Đau Khi Trẻ Mọc Răng Cha Mẹ Cần Biết
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016
Hậu Quả Mất Cân Bằng Dưỡng Chất Trong Kiểm Soát Đái Tháo Đường
Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016
Những Việc Cha Mẹ Phải Làm Khi Trẻ Bị Ốm
Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016
Phòng Ngừa Hiệu Quả Bệnh Rối Loạn Tuần Hoàn Não
Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016
Biểu Hiện Khi Bé Mọc Răng Và Cách Chăm Sóc
Sự Viêm Nhiễm Và Ngăn Ngừa Viêm Nhiễm Ở Người Bệnh Tiểu Đường
Nên Ăn Gì Khi Mắc Thiểu Năng Tuần Hoàn Não
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016
Những Thức Ăn Thiên Nhiên Tốt Cho Người Đái Tháo Đường
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
Cách Xử Lý Và Nguyên Nhân Bé Mọc Răng Chậm
Sự phát triển của trẻ nhỏ có nhiều tiêu chí để đánh giá. Tuy nhiên, có một tiêu chí mà ít cha mẹ biết đến, đó là tình trạng trẻ mọc răng. Trẻ nhỏ được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc những răng sữa đầu tiên, khi bé được khoảng 2-3 tuổi thì bé đã có đủ 20 chiếc răng, nghĩa là số lượng răng bé bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Đây là quá trình phát triển thể chất bình thường ở hầu hết cá bé.
Trẻ chậm mọc răng nguyên nhân và lưu ý cho cha mẹ khắc phục (minh họa).
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ bắt đầu mọc răng khi được 8-9 tháng tuổi thậm chí là 10 tháng tuổi. Nhưng trẻ vẫn phát triển tốt cả thể chất lẫn tinh thần, điều này hoàn toàn là do sinh lý cơ thể của trẻ. Ngược lại trẻ chậm mọc răng và có kèm các dấu hiệu như chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, bé kém linh hoạt… thì các bậc cha mẹ cần lưu tâm để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý khi trẻ chậm mọc răng, qua đó giúp trẻ phát triển tốt và đồng đều với trẻ khác cùng lứa.
=> Trẻ biếng ăn kém hấp thu dưỡng chất, giải pháp nào cho cha mẹ xử trí.
Nguyên nhân bé chậm mọc răng.
Trẻ thiếu canxi để phát triển mầm răng:
- Do mẹ ăn uống quá kiêng khem trong qua trình cho con bú, dẫn tới canxi trong sữa mẹ thiếu hụt không cung cấp đủ cho bé mà mẹ lại không kịp bổ sung canxi từ sữa ngoài.
- Tỷ lệ khoáng chất phốt pho trong cơ thể bé quá cao sẽ khiến cho cơ thể bé hấp thụ canxi kém, phốt pho có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau, củ… vì thế cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn để tránh ảnh hưởng không tốt đến lượng canxi trong cơ thể bé.
- Thiếu hụt vitamin D cũng khiến cơ thể chế hấp thu canxi kém. Vitamin D được cung cấp chủ yếu từ ánh nắng mặt trời và thức ăn hàng ngày. Vậy nên, việc cha mẹ hạn chế cho trẻ phơi nắng hay nguồn thức ăn thiếu vitamin D là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ.
Do trẻ bị thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng:
- Nguồn thức ăn hàng ngày và sữa mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé khiến bé không thể phát triển thể chất toàn diện được.
- Có thể cơ thể bé thiếu dinh dưỡng để tăng trưởng, dinh dưỡng tạo ra năng lượng hoạt động hoặc dinh dưỡng bảo vệ cơ thể.
Cách xử trí khi bé chậm mọc răng.
Nếu bé nhà mình được 13 tháng tuổi rồi mà vẫn chưa mọc cái răng nào, cha mẹ có thể khẳng định là bé mọc răng chậm. Khi bé mọc răng chậm và kèm các biệu hiện như chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao cha mẹ cần áp dụng các biện pháp như sau:
Quá trình cho con bú mẹ không nên kiêm khem, hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung 2-3 ly sữa mỗi ngày để con hấp thu được dưỡng chất qua sữa mẹ.
Bổ sung cho bé các nhóm dinh dưỡng chủ yếu sau đây, ngoài nguồn sữa mẹ như:
- Dưỡng chất tăng trưởng: có nhiều trong thịt, cua, cá…
- Dưỡng chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động: có nhiều trong dầu thực vật, ngũ cốc, phomai, bơ, sữa… Tuy nhiên, ngũ cốc có chứa nhiều phốt pho ảnh hưởng hấp thu canxi cơ thể của trẻ cha mẹ nên cho trẻ ăn lượng vừa phải
- Dưỡng chất bảo vệ: bao gồm các vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau quả tươi, nước uống có chứa ion…
=> Trẻ hay ốm giải pháp hữu hiệu cho cha mẹ chăm bé.
Lưu ý cho cha mẹ:
- Cho bé phơi nắng mỗi ngày 15-30 phút trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều, giúp bé tự tổng hợp vitamin D qua đó giúp hấp thu canxi tốt hơn.
- Mẹ có thể bổ sung vitamin D và canxi cùng các khoáng chất khác từ các thực phẩm chức năng dành cho trẻ.
- Tuyệt đối không nên pha sữa cho bé bằng các loại nước cháo, nước cơm, khoáng, nước củ vì các thành phần trong các loại nước này sẽ khiến bé khó hấp thu lượng canxi có trong sữa.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ, vệ sinh lưỡi và khoang miệng cho bé hàng ngày.
Trên đây là một số nguyên nhân, cách xử trí khi bé chậm mọc răng, bạn hãy nghiên cứu, tham khảo để có những áp dụng phù hợp với bé yêu nhà bạn nhé. Chúc bạn luôn biết chăm sóc sức khỏe các bé bằng phương pháp khoa học nhất, hiệu quả nhất.
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016
Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Chủ Động
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016
Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Hiệu Quả
Để hạn chế tối đa tình trạng bé hay ốm do sức khỏe yếu, cha mẹ nên xây dụng sức đề kháng với sức khỏe tốt. Vậy để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, ngoài cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng cha mẹ cũng nên tập cho con thói quen sinh hoạt tốt. Dưới đây, là những cách duy trì sức đề kháng tốt cho con cha mẹ cùng tham khảo nhé.
1. Tập thói quen sinh hoạt lành mạnh.
- Thường xuyên vuốt ve trẻ: Viêc vuốt ve trẻ giúp khả năng tuần hoàn máu nhanh được cải thiện, nâng cao được khả năng miễn dịch, giúp trẻ hấp thụ tốt, bớt khóc và ngủ ngon hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước: hệ tiêu hóa cũng như tiêu hóa của trẻ sẽ tốt hơn khi trẻ được uống nhiều nước.
- Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh: Khi đó sẽ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã làm quen với các tác nhân gây hại bên ngoài nếu có.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: giúp hạn chế tối đa các vi khuẩn xâm nhập cơ thể bé. Hãy tập cho bé thói quen tắm rửa sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
- Nên cho trẻ đi ngủ sớm và thức đúng giờ tập thể dục
- Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh: việc lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình cha mẹ làm hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ bị suy giảm, dẫn tới cơ thể trẻ không chống lại được các vi khuẩn của môi trường.
=> Bé biếng ăn dẫn tới thiếu chất làm suy giảm hệ miễn dịch.
2. Nắm rõ thông tin về các loại bệnh dịch.
Nhằm giúp bé tăng cường sức đề kháng, cha mẹ cần nắm rõ những thông tin về các loại dịch bệnh. Mà các dịch bệnh thường bùng phát theo mùa. Vì vậy cha mẹ cần theo dõi và nắm được tình hình dịch bệnh. Dưới đây là một số dịch bệnh dễ bùng phát theo mùa cha mẹ cần biết:
- Bệnh dịch vào mùa hè như: tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, tay chân miệng…
- Bệnh dịch vào mùa thu như: cảm cúm, sốt phát ban…
- Bệnh dịch vào mùa xuân như: bệnh sởi, thủy đậu, cúm A...
3. Các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng.
- Quả Óc chó: chứa hàm lượng omega-3 cao có tác dụng giúp cơ thể chống lại bệnh tật, giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ.
- Trái cây và rau xanh: nên lựa chọn loại chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bông cải, khoai lang… vitamin C giúp trẻ chống lại cảm lạnh và cúm.
- Thịt nạc: có một loại protein giúp duy trì sức khỏe, và kẽm có trong thịt nạc giúp tế bào bạch cầu chống nhiễm khuẩn.
=> Giải pháp nào cho cha mẹ đối phó với tình trạng trẻ khóc dạ đề.
4. Phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Cần nắm rõ lịch tiêm chủng ở trẻ và đưa trẻ di tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm gan siêu vi, bạch cầu, uốn ván, ho gà,…Trong thời gian dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng không nên đưa trẻ đến nơi công cộng có quá nhiều người hoặc tiếp xúc với các trung gian truyền bệnh .
Hy vọng, với những chia sẻ về cách giúp bé tăng sức đề kháng sẽ giúp ích cho những ông bố, bà mẹ có những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Có thể bạn quan tâm: Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ em, xử lý khi trẻ bị sởi
Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016
Người Bệnh Đái Đường Nên Sử Dụng Loại Sữa Nào
Sữa là thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu và tốt cho sức khỏe. Các loại sữa hiện nay đa số đều có đường, vậy loại sữa nào người mắc đái tháo đường sử dụng được mà không lo về đường huyết.
Loại sữa nào dành cho bệnh nhân tiểu đường?
Người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường với bất cứ loại thức ăn hay đồ uống nào, khi đưa vào cơ thể đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng đường trong máu và sữa hay các chế phẩm từ sữa cũng không phải là ngoại lệ. Người bệnh có mức đường huyết cao trong cơ thể, hầu như phải kiêng khem rất nhiều và cần hạn chế ăn cơm hay thức ăn, vậy nên để đảm bảo sức khỏe họ cần được bổ sung các loại dưỡng chất thiết yếu qua sữa. Vậy sữa dành cho người đái tháo đường có được sản xuất dành riêng hay không và sử dụng như nào cho đúng, cần sự quan tâm của mọi người.
Hiện tại có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường hay có thói quen uống sữa, nhất là vào ban sáng hoặc tối trước khi ngủ. Người bệnh sử dụng sữa không đúng cách hoặc không đúng loại sữa, không những không có lợi cho sức khỏe mà còn làm đường huyết tăng nhanh và khó kiểm soát.
Sữa tách béo, tách đường rất phù hợp với người mắc tiểu đường (minh họa).
Hiện nay, sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường được bày bán rất nhiều. Những loại sữa này được tách kem và tách béo. Với các loại sữa được làm từ các loại hạt như đậu nành hay hạnh nhân rất tốt cho người có đường máu cao. Các loại sữa này cũng giúp ổn định huyết áp và giữ cân nặng ổn định.
Sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường phải đạt được những mục đích sau:
- Cần giữ được ổn định và không gây biến động cho đường huyết.
- Không ảnh hưởng tới cân nặng bản thân.
- Không ảnh hưởng tới hệ tim mạch và huyết áp bản thân.
- Hạn chế phát sinh biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Giúp hồi phục hoặc duy trì thể trạng khỏe mạnh
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não bạn biết những gì?
Người bệnh tiểu đường nên sử dụng sữa thế nào?
Mỗi người bệnh có mức độ bệnh khác nhau, cơ thể cũng không hoàn toàn như nhau vì thế mỗi bệnh nhân cần sử dụng sữa khác nhau sao cho hợp lý, an toàn và cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng các loại sữa và chế phẩm từ sữa cho chế độ ăn.
Các sản phẩm từ sữa chỉ nên dùng thế bữa ăn phụ hoặc bữa sáng, không nên uống sữa trong các bữa ăn chính.
Với các loại sữa tinh chế theo công thức, khi sử dụng cần tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia dinh dương, không nên tự ý pha quá đặc hay quá loãng.
Cần đo đường huyết trước và sau khi uống sữa nếu bạn thay đổi hoàn toàn loại sữa trước đấy đang dùng, bởi sữa mới có thể làm tăng lượng đường trong máu quá mức, khi này cần ngưng sử dụng loại sữa mới ngay.
Với tất cả các loại thực phẩm, nếu sử dụng đơn lẻ nhiều một loại thức ăn là không tốt cho sức khỏe, người bệnh đái tháo đường cũng nên bổ sung thật nhiều rau xanh và trái cây. Cần chú ý và cân nhắc các loại sữa dành cho người bệnh tiểu đường sử dụng sao cho hợp lý.
=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào bạn biết chưa?
Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016
Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Và Những Chú Ý Cho Bệnh Nhân
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu nuôi não. Người cao tuổi là đối tượng phổ biến mắc bệnh, nhưng hiện nay có xu hướng phát sinh bệnh thiểu năng tuần hoàn não cả ở người trung niên và nhất là người lao động trí óc.
Ôn thi căng thẳng, sinh viên dễ mắc thiểu năng tuần hoàn não (minh họa).
Nguyên nhân: do dị dạng mạch máu bẩm sinh; do thoái hóa đốt sống cổ, sự chèn ép của khối u; các mạch máu bị hẹp do xơ vữa động mạch, huyết khối, thiếu máu, bệnh tim… thường gặp ở tuổi trung niên và người già; Cũng gặp ở những người lao động trí óc với cường độ cao, trong thời gian dài như: Sinh viên ôn thi, doanh nhân, chính trị gia làm việc với cường độ cao, trong thời gian dài, cần tăng lượng máu đến não để làm việc hiệu quả.
Bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não thường gặp triệu chứng: Đau đầu không có điểm cố định ở cả khu vực chẩm và cổ. Đau không thường xuyên mà xen kẽ với các biểu hiện khác: Chóng mặt, mất thăng bằng, đôi khi đột ngột, choáng váng, hết cơn lại đi lại được, hoa mắt, thị lực giảm thoáng qua rồi trở lại bình thường, đôi khi có ù tai; Rối loạn giấc ngủ rất hay gặp với nhiều biểu hiện đa dạng như: Người thì mất ngủ: trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, sáng thức dậy không thoải mái, không tỉnh táo; người thì rối loạn giấc ngủ, nửa đêm thức giấc, giấc ngủ mơ màng không sâu, hay mơ, mình mỏi, chân tay tê buồn, ban ngày ngủ gà ngủ gật, người như say không tỉnh táo. 80% số người bị mất ngủ kinh niên là do thiểu năng tuần hoàn não; Rối loạn cảm xúc người luôn cảm thấy bồn chồn, không tự chủ, dễ cáu giận, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, học tập, làm việc trí óc khó khăn, mất tỉnh táo, sa sút trí tuệ, lú lẫn; Bệnh tiến triển có thể gây nhũn não, xuất huyết não, liệt nửa người đây là những dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não xảy ra, khi đó người bệnh có thể tử vong ngay trong đêm.
Điều trị thiểu năng tuần hoàn não: Trước tiên phải tìm nguyên nhân để điều trị. Nếu phát hiện được nguyên nhân khi giải quyết xong nguyên nhân thì dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não sẽ hết. Khi không phát hiện được nguyên nhân sẽ dùng biện pháp điều trị triệu chứng bằng các thuốc tân dược hoặc đông dược, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu và lý liệu pháp có tác dụng giãn mạch não giúp tăng sự tưới máu lên não. Bên cạnh điều trị nguyên nhân hoặc triệu chứng người bệnh cũng cần được phát hiện các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch như rối loạn lipid máu, thoái hóa đốt sống cổ, đái tháo đường, tăng huyết áp…
Bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn thịt, không nên ăn mỡ động vật. Ngoài ra người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ, thoải mái, và bớt căng thẳng thần kinh,tập thể dục đều đặn giúp ngăn ngừa huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.