Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Cách Xử Lý Và Nguyên Nhân Bé Mọc Răng Chậm

Sự phát triển của trẻ nhỏ có nhiều tiêu chí để đánh giá. Tuy nhiên, có một tiêu chí mà ít cha mẹ biết đến, đó là tình trạng trẻ mọc răng. Trẻ nhỏ được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc những răng sữa đầu tiên, khi bé được khoảng 2-3 tuổi thì bé đã có đủ 20 chiếc răng, nghĩa là số lượng răng bé bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Đây là quá trình phát triển thể chất bình thường ở hầu hết cá bé.

Trẻ chậm mọc răng nguyên nhân và lưu ý cho cha mẹ khắc phục (minh họa).

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ bắt đầu mọc răng khi được 8-9 tháng tuổi thậm chí là 10 tháng tuổi. Nhưng trẻ vẫn phát triển tốt cả thể chất lẫn tinh thần, điều này hoàn toàn là do sinh lý cơ thể của trẻ. Ngược lại trẻ chậm mọc răng và có kèm các dấu hiệu như chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, bé kém linh hoạt… thì các bậc cha mẹ cần lưu tâm để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý khi trẻ chậm mọc răng, qua đó giúp trẻ phát triển tốt và đồng đều với trẻ khác cùng lứa.

=> Trẻ biếng ăn kém hấp thu dưỡng chất, giải pháp nào cho cha mẹ xử trí.

Nguyên nhân bé chậm mọc răng.

Trẻ thiếu canxi để phát triển mầm răng:

- Do mẹ ăn uống quá kiêng khem trong qua trình cho con bú, dẫn tới canxi trong sữa mẹ thiếu hụt không cung cấp đủ cho bé mà mẹ lại không kịp bổ sung canxi từ sữa ngoài.

- Tỷ lệ khoáng chất phốt pho trong cơ thể bé quá cao sẽ khiến cho cơ thể bé hấp thụ canxi kém, phốt pho có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau, củ… vì thế cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn để tránh ảnh hưởng không tốt đến lượng canxi trong cơ thể bé.

- Thiếu hụt vitamin D cũng khiến cơ thể chế hấp thu canxi kém. Vitamin D được cung cấp chủ yếu từ ánh nắng mặt trời và thức ăn hàng ngày. Vậy nên, việc cha mẹ hạn chế cho trẻ phơi nắng hay nguồn thức ăn thiếu vitamin D là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ.

Do trẻ bị thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng:

- Nguồn thức ăn hàng ngày và sữa mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé khiến bé không thể phát triển thể chất toàn diện được.

- Có thể cơ thể bé thiếu dinh dưỡng để tăng trưởng, dinh dưỡng tạo ra năng lượng hoạt động hoặc dinh dưỡng bảo vệ cơ thể.

Cách xử trí khi bé chậm mọc răng.

Nếu bé nhà mình được 13 tháng tuổi rồi mà vẫn chưa mọc cái răng nào, cha mẹ có thể khẳng định là bé mọc răng chậm. Khi bé mọc răng chậm và kèm các biệu hiện như chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao cha mẹ cần áp dụng các biện pháp như sau:

Quá trình cho con bú mẹ không nên kiêm khem, hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung 2-3 ly sữa mỗi ngày để con hấp thu được dưỡng chất qua sữa mẹ.

Bổ sung cho bé các nhóm dinh dưỡng chủ yếu sau đây, ngoài nguồn sữa mẹ như:

- Dưỡng chất tăng trưởng: có nhiều trong thịt, cua, cá…

- Dưỡng chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động: có nhiều trong dầu thực vật, ngũ cốc, phomai, bơ, sữa… Tuy nhiên, ngũ cốc có chứa nhiều phốt pho ảnh hưởng hấp thu canxi cơ thể của trẻ cha mẹ nên cho trẻ ăn lượng vừa phải

- Dưỡng chất bảo vệ: bao gồm các vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau quả tươi, nước uống có chứa ion…

=> Trẻ hay ốm giải pháp hữu hiệu cho cha mẹ chăm bé.

Lưu ý cho cha mẹ:

- Cho bé phơi nắng mỗi ngày 15-30 phút trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều, giúp bé tự tổng hợp vitamin D qua đó giúp hấp thu canxi tốt hơn.

- Mẹ có thể bổ sung vitamin D và canxi cùng các khoáng chất khác từ các thực phẩm chức năng dành cho trẻ.

- Tuyệt đối không nên pha sữa cho bé bằng các loại nước cháo, nước cơm, khoáng, nước củ vì các thành phần trong các loại nước này sẽ khiến bé khó hấp thu lượng canxi có trong sữa.

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ, vệ sinh lưỡi và khoang miệng cho bé hàng ngày.

Trên đây là một số nguyên nhân, cách xử trí khi bé chậm mọc răng, bạn hãy nghiên cứu, tham khảo để có những áp dụng phù hợp với bé yêu nhà bạn nhé. Chúc bạn luôn biết chăm sóc sức khỏe các bé bằng phương pháp khoa học nhất, hiệu quả nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét