Hormone insulin có tác dụng kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường, qua đó tránh biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Tuy vậy, mối quan hệ giữa hormone insulin và bệnh tiểu đường vẫn chưa được người bênh và nhiều người hiểu biết đúng và hiểu chính xác.
Insulin và bệnh tiểu đường là gì?
Insulin là gì? Insulin là một hormone được tuyến tụy sản xuất ra nhằm chuyển hóa đường trong máu đi nuôi cơ thể. Hay insulin là một enzyme giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp các tế bào hoạt động bình thường nhờ insulin vận chuyển năng lượng tới.
Bệnh tiểu đường là gì? Là một bệnh lý nội tiết do sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrate, do tuyến tụy không thể hoặc có thể tiết ra insulin nhưng hoạt động không hiệu quả. Từ đó, dẫn tới ứ đọng đường trong máu do không được chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi tế bào mà lại đào thải qua đường tiểu nên được gọi là đai tháo đường hay đi tiểu ra đường.
Tác dụng của insulin với bệnh tiểu đường không thể phủ nhận (minh họa).
Vậy bệnh tiểu đường được điều trị bằng insulin nhằm thay thế cho quá trình tụy tiết insulin còn thiếu hoặc hoạt động không hiệu quả, qua đó kiểm soát tốt nồng độ đường huyết cũng như hạn chế tối đa nguy cơ hạ đường huyết dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
=> Tìm hiểu thêm về tai biến mạch máu não nguy hiểm ra sao.
Nhận định sai lầm thường gặp về insulin và bệnh tiểu đường.
Mặc dù, insulin có tác dụng quan trọng với người bệnh đái tháo đường như vậy nhưng bệnh nhân vẫn chưa nhìn nhận đúng chức năng của nó. Sau đây là những nhận định sau về mối quan hệ giữa insulin và bệnh tiểu đường.
Người bị bệnh tiểu đường luôn cần sử dụng insulin:
Sự thật: số bệnh nhân cần dùng insulin thường xuyên chỉ khoảng 5-10% là những bệnh nhân mắc tiểu đường type1 còn số bệnh nhân tiểu đường type2 chiếm 90% không cần hoặc có thể phải dùng insulin. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người bệnh cũng như phương pháp điều trị mà nên sử dụng insulin hay không.
Uống thuốc tốt hơn là bổ sung insulin:
Sự thực: Bác sỹ sẽ quyết định nên sử dụng phương pháp nào phù hợp với thể trạng cũng như cơ đĩa của người bệnh. Cho nên, hoàn toàn sai lầm khi quan niệm uống thuốc tốt hơn dùng insulin.
Sử dụng insulin sẽ gây biến chứng cho người bệnh tiểu đường:
Sự thực: Insulin chính là hi vọng sống cho người bệnh tiểu đường bởi nhờ vào việc bổ sung insulin nên các tế bào mới có thể hấp thụ và sử dụng tốt lượng đường trong cơ thể, giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng như loét bàn chân, mờ mắt, cao huyết áp và các biến chứng nguy hiểm khác do đái tháo đường gây nên.
Insulin sẽ làm bệnh nhân bị tiểu đường tăng cân:
Một nhận định sai lầm thường gặp nữa về mối quan hệ giữa insulin và bệnh tiểu đường đó là việc loại hormone này có thể gây tăng cân cho bệnh nhân.
Sự thật: Theo các bác sỹ chuyên khoa Nội tiết, nhận định của nhiều bệnh nhân là insulin làm họ tăng cân không chính xác, thiếu căn cứ. Bởi vì, một số bệnh nhân tiểu đường có thể giảm hoặc tăng cân khi sử dụng insulin, phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống, luyện tập và phác đồ điều trị bệnh của bác sỹ chuyên môn.
Sử dụng insulin có nghĩa là bệnh tiểu đường đã ở giai đoạn cuối
Sự thật: Mối quan hệ giữa insulin và bệnh tiểu đường không phải như nhiều người nghĩ là sử dụng insulin tức là bênh nhân bị tiểu đường đã ở giai đoạn cuối. Bởi vì, sử dụng insulin nhằm giúp ổn định đường huyết trong cơ thể, tránh biến chứng nguy hiểm và phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh của thầy thuốc.
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não mối lo ngại của nhiều người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét