Bé hay ôm là mối quan tâm và lo ngại lớn của bố mẹ. Phân biệt được sự khác nhau giữa một bệnh nghiêm trọng và một bệnh nhẹ là đặc biệt quan trọng. Cha mẹ cũng cần phải học cách làm thế nào để nhận biết được các triệu chứng bệnh sớm để có cách chăm sóc và bắt đầu chữa trị càng sớm càng tốt cho trẻ. Điều này với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là rất quan trọng, khi tình trạng bệnh của trẻ có khả năng xấu đi nhanh hơn so với những trẻ đã lớn.
Trẻ hay ốm thường kèm sốt, nhưng trẻ sốt chưa hẳn đã bị ốm cha mẹ cần lưu tâm nhiều hơn nữa (minh họa).
Những triệu chứng khi trẻ ốm bao gồm
- Trẻ nóng sốt.
- Bé biếng ăn hơn.
- Bé hay mệt mỏi, yếu ớt.
- Bé không hào hứng vui chơi.
- Trẻ buồn bã, trẻ mất ngủ.
- Trẻ gặp khó khăn trong hô hấp.
- Da trẻ thay đổi.
- Trẻ đi tiểu không thường xuyên và phân thay đổi.
Những câu hỏi cha mẹ cần quan tâm khi trẻ bị ốm
Hầu hết, nhưng không phải tất cả trẻ bị ốm thường đi kèm với triệu chứng sốt và không phải tất cả trẻ sốt là đều bị ốm. Bố mẹ cần quan sát biểu hiện và đặt câu hỏi nghi vấn với chúng:
- Có phải con mình không muốn ăn?
- Những lúc ăn uống hay vui chơi con có vui vẻ không?
- Con mình nằm đó mà không hứng thú hay quan tâm gì đến thế giới xung quanh?
=> Tình trạng trẻ khóc dạ đề có phải là bệnh lý, giải pháp khắc phục như nào cha mẹ đã biết chưa?
Các triệu chứng khác cần chú ý khi trẻ bị ốm
Lưu ý những dấu hiệu quan trọng khác khi trẻ hay ốm nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các triệu chứng buồn ngủ, mất hứng thú vui chơi hoặc tương tác với bạn - trẻ có thể kém tỉnh táo hơn bình thường và không hứng thú với những gì xung quanh chúng. Đứa trẻ có thể chỉ thích được ôm ấp và có thể trông trẻ rất yếu ớt.
Khó thở-thở mạnh, thở nhanh, chậm hoặc nhịp thở không đều. Trẻ có thể phát ra tiếng khò khè khi thở hoặc da giữa các xương sườn hoặc xương ức của trẻ có thể bị hút vào theo từng nhịp thở.
Trẻ bú kém hoặc ăn mất ngon - trẻ có thể thỉnh thoảng không bú khoẻ hoặc từ chối bú. Cần đặc biệt chú ý điều này ở trẻ sơ sinh. Cần chú ý nếu trẻ chỉ bú bằng một nửa lượng sữa so với bình thường trong vòng 24 giờ.
Lượng nước tiểu thải ra ít hơn-Cần chú ý nếu số lượng tã ướt ít hơn 4 trong vòng 24 giờ. Những triệu chứng này rất khó phân biệt được nếu như đứa trẻ bị tiêu chảy. Với trẻ lớn tuổi hơn, lượng nước tiểu sẽ giảm đi và có thể bị cô đặc (có màu nâu đến màu cam).
Thay đổi màu da-da đứa trẻ có thể rất nhợt nhạt, có đốm hoặc bàn tay và bàn chân lạnh.
Phân của trẻ thay đổi- phân lỏng hoặc quá rắn, không đi đại tiện được hoặc màu phân thay đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét