Đa phần cha mẹ luôn tìm cách ép trẻ ăn bằng được mỗi khi thấy trẻ biếng ăn, lười ăn. Trẻ biếng ăn, nếu cha mẹ không hiểu đúng bản chất vì sao trẻ biếng ăn, sẽ rất khó tìm được đúng nguyên nhân để khắc phục tình trạng bé biếng ăn, lười ăn tận gộc, để đem lại cho bé cảm giác ngon miệng mỗi khi ăn.
Quấy khóc khi ăn là một trong các nguyên nhân của trẻ biếng ăn (minh họa)
Vậy trẻ biếng ăn là gì?
Mặc dù nhìn thấy được bé biếng ăn mỗi khi cho bé ăn, nhưng có rất nhiều bà cha mẹ ngày nay vẫn chưa nắm được các biểu hiện, mức độ cũng như nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ biếng ăn. Đây là những lý do khiến tỷ lệ chăm sóc con trẻ sai cách ngày một gia tăng ở nước ta.
Theo số liệu thống kê tham khảo từ Hội dinh dưỡng Việt Nam cho thấy: Tính riêng ở Sài Gòn tỷ lệ cha mẹ cho con ăn sai cách tới 65%. Trong đó có 14% số cha mẹ ép buộc con trẻ ăn hết phần ăn dù trẻ quấy nhiễu, khóc lóc không chịu ăn; 19% cha mẹ vẫn phải đút ăn cho trẻ đã lớn (tự xúc ăn được) và 23% cha mẹ khi cho trẻ ăn phải bật tivi quảng cáo hay dùng đồ chơi để dụ trẻ ăn.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ chuyên khoa nhi, việc ép ăn ở trẻ khi cha mẹ chưa chịu tìm hiểu nguyên nhân sẽ tác động đến tâm lý của trẻ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể trạng của trẻ. Vì vậy, mọi biện pháp khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nên cân nhắc khi ở trẻ có những dấu hiệu điển hình sau:
-Trẻ ăn rất ít, lười ăn, hay ngậm thức ăn lâu, mỗi bữa ăn kéo dài từ 45 - 60 phút.
-Trẻ từ chối ăn tất cả các loại thức ăn hoặc chỉ thích ăn một loại nhất định.
-Trẻ không hào hứng ăn, dù là món ăn mới.
-Trẻ quấy khóc, quậy phá, bụm miệng, bướng bỉnh khi ăn.
-Trẻ không tăng cân trong nhiều tháng liền hoặc nhẹ cân hơn so với chuẩn.
Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ
Cha mẹ cần hiểu được bản chất của trẻ biếng ăn là trẻ ăn ít, lười ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết hoặc kén ăn, chỉ thích một món ăn nhất định. Vậy để trẻ hào hứng mỗi khi ăn, điều quan trọng nhất là cha mẹ cần phải đảm bảo được 3 yêu tố sau:
Yêu tố thứ nhất
Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé biếng ăn.
-Nếu bé biếng ăn do sinh lý (biếng ăn ở từng giai đoạn phát triển như khi trẻ biết bò, biết đi, mọc răng…) thì không đáng lo ngại vì bé sẽ ăn ngoan trở lại sau vài ngày.
-Nếu bé biếng ăn do bệnh lý như: trẻ bị nhiễm kí sinh trùng (giun, sán…), suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch và sức đề kháng kém làm trẻ hay ốm gây mệt mỏi chán ăn, trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa… cần bổ sung các vi chât, dưỡng chất mà trẻ thiếu hụt như kẽm, lysin, protein…; cha mẹ nên tây giun định kỳ cho trẻ, bổ sung thêm lợi khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho trẻ.
-Nếu bé biếng ăn do tâm lý: Khi cho trẻ ăn, cha mẹ hay ép buộc, gò bó, quát nạt… đây là yếu tố tác động xấu đến tâm lý trẻ, khiến trẻ không chịu ăn và luôn sợ hãi khi đến bữa ăn. Vì vậy cha mẹ nên thay đổi các ứng xử với trẻ mỗi khi cho trẻ ăn.
Yêu tố thứ hai
Cha mẹ nhanh chóng kích thích, khôi phục vị giác của trẻ bằng cách bổ sung đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, tinh bột, chất béo, rau xanh. Đặc biệt, nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm chứa Kẽm và các loại thực phẩm có chứa emzym tiêu hóa để kích thích cảm giác thèm ăn cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, để hoàn toàn biến mất biếng ăn ở trẻ.
Yêu tố Thứ ba
Tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách: Bổ sung các loại thực phẩm tăng cường lợi khuẩn kết hợp cho trẻ ăn nhiều thức ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất (rau xanh, hoa quả), các axít amin thiết yếu (thức ăn giàu đạm) hoặc bổ sung bằng đường uống một số chế phẩm tăng cường dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
Ngoài ra, cần tăng cường vận động bởi các hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, nhanh có cảm giác đói, ăn ngon hơn và sức cũng khỏe tốt hơn.
Làm được những điều này, chứng biếng ăn ở trẻ sẽ chấm dứt, trẻ sẽ thèm ăn và ăn ngon miệng mỗi ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét