Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Bằng Ăn Uống (P2)

Điều trị bệnh tiểu đường ngoài dùng thuốc, thì chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng, tuy theo từng thể bệnh mà có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đem lại hiệu quả nhất định trong điều trị bệnh tiểu đường. Giựa vào công dụng của các loại thực phẩm, và thể bệnh mà các thầy thuốc Đông y đã có những cách phối hợp thành những món ăn có lợi cho người bệnh đái tháo đường, mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Món ăn giúp điều trị bệnh tiểu đường - đái tháo đường 
Món ăn giúp điều trị bệnh tiểu đường (minh họa)

Can Thận Âm Hư

Những biểu hiện lâm sàng của chứng can thận âm hư tron bệnh đái tháo đường như sau: tiểu nhiều lần, lượng tiểu ít, nước tiểu màu trắng, đặc, môi miệng khô, không muốn uống nước, suy nhược cơ thể, mỏi lưng, đuối sức. Đỏ lưỡi, lưỡi rêu ít, mạch trầm, mạch thưa.

Bí đỏ xào thịt ếch: sử dụng 250g bí đỏ, 90g thịt ếch đồng.

Chế biến: Bí đỏ gọt vỏ thái miếng, tỏi giã nát. Dùng chảo phi tỏi, rồi cho bí đỏ vào xào đi xào lại, tiếp đến cho thịt ếch với lượng nước vừa đủ, hầm trong nửa tiếng với lửa nhỏ, thêm gia vị là có thể dùng. Dùng trong bữa cơm.

Công hiệu: ích khí dưỡng âm, giảm lượng đường giải khát.

Canh ba ba bổ thận: ba ba 1 con khoảng 500g, 30g kỷ tử, 15g thục địa hoàng.

Chế biến: Baba chặt miếng, cho thêm các vị thuốc địa hoàng, kỷ tử, rượu gia vị với lượng nước vừa phải, dùng lửa to đun đến sôi, sau đó hầm đến nhừ với lừa nhỏ là có thể dùng. Cách dùng: ăn riêng hoặc dùng ăn trong bữa ăn đều được. Công hiệu: bổ can bổ thận, dưỡng âm bổ huyết.

Món canh sơn dược ngọc trúc thịt chim bồ câu: chim bồ câu 1 con, 30g sơn dược tức hoài sơn, 20g ngọc trúc. Chế biến: chim bồ câu rửa sạch cho vào nồi nấu với ngọc trúc và sơn dược với lượng nước vừa đủ, nấu đến nhừ thịt chim bồ câu, nêm nếm thêm muối và các gia vị khác là có thể dùng. Cách dùng: Mỗi ngày dùng một lần, ăn cả canh và thịt bồ câu, món này có thể dùng thường xuyên. Công hiệu: dưỡng âm bổ khí, bổ can bổ thận.

Vị Nhiệt Phương Hại Chất Tiết

Biểu hiện của triệu chứng vị nhiệt phương hại chất tiết trong bệnh đái tháo đường theo lâm sàng là: ăn nhiều hay đói, người gầy, buồn bực, cơ thể nóng, ra mồ hôi, táo bón, khát nước, nước tiểu nhiều; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, ít nước bọt, mạch trơn, đập mạnh.

Món mì nấu với hoài sơn: 250g bột mì, 100g bột hoài sơn, 10g bột đậu xanh, 1 quả trứng gà. Chế biến: Cho bột mì, bột hoài sơn và bột đâu xanh, thêm một chút muối với trứng gà đem nhào đều thành khối mềm vừa phải, rồi thái thành mì sợi, đem nấu chín là có thể dùng được; dùng mỗi ngày 1 – 2 lần liên tục trong 3 – 4 tuần.

Món chè bách hợp, tì bà và củ sen: 30g bách hợp tươi, 30g tì bà, 10g củ sen tươi, 2g hoa quế. Chế biến: Thái lát củ sen, tì bà bỏ hột, đổ nước vào cùng nấu với bách hợp tươi, nấu đến chín cho thêm bột đao thành dạng súp. Khi dùng cho thêm hoa quế là được. Có thể dùng vào bữa sáng và bữa tối. Công hiệu: thanh nhiệt, nhuận Phế, sản sinh nước bọt giải khát.

Canh tụy lợn nấu với rau chân vịt và trứng gà: 1 cái tuỵ lợn, 3 quả trứng gà, 60g rau chân vịt. Chế biến: tụy lợn thái nhát mỏng, rau chân vịt thái nhỏ, khuấy đều trứng gà.  Nấu chín tụy lợn trước, sau đó đổ trứng gà vào nồi đánh tan cho đến thành trứng hoa, rồi cho rau chân vịt thái nhỏ vào nấu sôi, thêm các gia vị như muối, hành, gừng. Dùng trong bữa cơm và có thể dùng thường xuyên. Công hiệu: bổ tỳ, ích Phế, nhuận giọng giải khát.

Nấu cháo với bột cát căn: 30g bột cát căn, 100g gạo lức. Chế biến: gạo lức với lượng nước vừa phải nấu bằng lửa to, rồi đổi thành lửa nhỏ, nấu thêm nửa tiếng đồng hồ, sau đó đổ bột cát căn khuấy đều nấu với cháo cho đến nhừ. Công hiệu: thanh nhiệt sản sinh nước bọt, loại trừ buồn bực giải khát. Dùng vào bữa sáng và bữa tối hàng ngày, có thể dùng trong ba bốn tuần liền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét