Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Giải Pháp Nào Hiệu Quả Trong Chữa Trị Đái Tháo Đường

Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) là loại bệnh đặc trưng bởi sự rối loạn chuyên hóa chất đường (glucose), chất béo (lipid) và chất đạm (protein) do sự thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả, hay cả hai tác nhân. Hậu quả của bệnh tiểu đường là những thương tổn khó phụ hồi ở tất cả các cơ quan như tim, thận, mắt và hệ thần kinh. Việc điều trị bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là làm giảm đường huyết mà còn phải kiểm soát tốt các tác nhân như cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Đồng thời phải sớm phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng xảy ra nhằm cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Dù kiểm soát tốt đường huyết thì vẫn có thể xảy ra biến chứng.

Dù sớm hay muộn thì người mắc bệnh tiểu đường cũng sẽ gặp phải những biến chứng xảy ra. Đường huyết tăng cao và kéo dài là yếu tố thuận lợi gây stress oxy hóa tế bào trên toàn bộ hệ thống tuần hoàn cơ thể. Hậu quả xảy ra là xơ vữa động mạch, dày màng mạch máu nhỏ, lòng mạch máu bị thu hẹp khiến máu lưu thông khó khăn hơn. Có 80% nguyên nhân tử vong ở người bệnh đái tháo đường là do hậu quả từ biến chứng mạch máu vừa và nhỏ.

Các biến chứng bệnh tiểu đường xảy ra sớm hay muộn, mức độ tổn thương nặng nhẹ ở mỗi người phụ thuộc và nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

- Thời gian phát hiện ra bệnh sớm hay muộn.

- Khi được chẩn đoán xác định mắc bệnh tiểu đường có bị rối loạn máu hay tăng huyết áp đi kèm theo không?

- Quá trình điều trị bệnh có kiểm soát tốt đường huyết hay không?

Việc kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép đã đủ để ngăn ngừa biến chứng xảy ra chưa? Nếu chưa, thì giải pháp điều trị nào hiệu quả cho người bệnh đái tháo đường? Đây vẫn còn là thắc mắc chưa được giải đáp hoàn hảo cho tất cả những bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Mục tiêu trong điều trị bệnh tiểu đường là gì?

Trước kia, việc điều trị bệnh đái tháo đường chỉ tập trung vào mục tiêu hạ đường huyết, ít chú trọng tới mục tiêu kiểm soát biến chứng xảy ra. Hiện nay, mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả đã dần có những thay đổi, đặc biệt là điều trị đối với bệnh đái đường type2 (chiếm hơn 90% số bệnh nhân bệnh tiểu đường), đây là kết quả thu được sau nhiều năm nghiên cứu. Đi cùng với kiểm soát tốt đường huyết, cần phác đồ điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ đi kèm như: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường.

1. Mục tiêu kiểm soát đường huyết?

Theo các chuyên gia cho biết: chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và thuốc điều trị là 3 yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Theo khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường cần duy trì tốt các chỉ số như sau:

- HbA1c < 7% (chỉ số gắn kết đường trên hồng cầu).

- Duy trì glucose máu lúc đói trong khoảng 3.9-7.2mmol/l (tương đương 70-130mg/dl).

- Duy trì glucose sau ăn 2 giờ dưới 10mmol/l (tương đương 175mg/dl)

* Thuốc điều trị bệnh: các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường là thuốc tiêm insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết. Việc dùng thuốc nào hiệu quả và phù hợp sẽ được bác sĩ chỉ định theo tình trạng của người bệnh. Vì thế, người bệnh cần dùng đúng loại thuốc, liệu lượng, thời điểm sử dụng và không được tự ý thay đổi. Bởi sự điều chỉnh không phù hợp sẽ làm biến động đường huyết, tăng nguy cơ xảy ra biến chứng.

* Chế độ ăn uống khoa học: người bệnh cần tránh các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt, chè, nước ngọt, đồ uống có ga… thực phẩm này dễ tăng đường huyết. Hạn chế ăn muối và chất béo. Tăng cường lượng rau xanh, chất xơ trong bữa ăn và cắt giảm cấc thực phẩm từ động vật. Nên ưu tiên sử dụng các món ăn chế biến bằng hấp, luộc thay vì xào, quay, rán. Người bệnh không nên ăn quá no hay quá đói vì có thể là đường máu tăng cao hay tụt thấp đột ngột. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày với 3 bữa chính và 3 bữa phụ.

* Luyện tập thể lực hàng ngày: tập luyện thể lực giúp giảm sự đề kháng insulin và cải thiện tốt chỉ số đường huyết. Tập luyện thể lực cũng giúp người bệnh duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, giảm cholesterol máu, phòng tránh các biến chứng về tim mạch. Thực hiện tập luyện thể lực có nhiều cách để người bệnh chọn lựa như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hay đạp xe… Với mỗi bài tập phù hợp chỉ cần vận động 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần người bệnh sẽ có được nhiều lợi ích cho sức khỏe bản thân.

* Bệnh tiểu đường và thảo dược: với nền y học cổ truyền phát triển hàng nghìn năm qua, việc điều trị bệnh tiểu đường bằng thảo dược được ưa chuộng tại Châu Á. Kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, trong các loại thảo dược chứa các chất sinh học có khả năng tăng cường chức năng tuyến tụy (tụy cơ quan sản sinh insulin giúp cơ thể điều hòa đường huyết), tăng độ nhạy của insulin, giảm stress oxy hóa. Vì thế, thảo dược duy trì toàn vẹn của các cơ quan, hệ thống khi hoạt động trao đổi chất trong tế bào có sự xáo trộn bởi sự rối loạn chuyển hóa đường, chất đạm và chất béo.

2. Mục tiêu kiểm soát biến chứng xảy ra.

Biến chứng bệnh tiểu đường xảy ra có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe như:

- Vấn đề tim mạch: người bệnh phải hứng chịu các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) đây là những nguyên nhân hàng đâu gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Với người bệnh có tăng huyết áp, cần kiểm soát huyết áp <130/80mmHg để phòng tránh xảy ra rủi ro.

- Vấn đề về thận: bệnh tiểu đường là tổn thương các mạch máu nhỏ dẫn tới chức năng thân hoạt động không còn hiệu quả và cuối cùng là suy thận xảy ra.

- Vấn đề về thân kinh: người bệnh tiểu đường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn chức năng cương dương và nhiều chức năng khác.

- Vấn đề về mắt: người bệnh đái tháo đường gặp phải nhiều vấn đề về thị lực như thị lực suy giảm, nguy cơ mù lòa tăng cao.

Việc kiểm soát tốt đường huyết là chìa khóa giúp ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Nhưng điều nguy hại là biến chứng mạn tính ở người bệnh đái tháo đường type2, được hình thành sớm ngay ở giai đoạn bệnh tiềm ẩn (chưa mắc bệnh).

Vậy giải pháp nào có thể kiểm soát tốt biến chứng bệnh tiểu đường?

Hiện nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại thì câu trả lời cho vấn đề này dần được hé mở. Đó là những giải pháp có khả năng trực tiếp tác động tới nguyên nhân sinh ra biến chứng của bệnh tiểu đường – stress oxy hóa. Stress oxy hóa được coi là sự mất cân bằng trong cơ thể giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, stress oxy hóa là nhân tố quan trọng sinh bệnh và phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Do đó, với mục tiêu đưa đường huyết, huyết áp, cholesterol về sát ngưỡng giới hạn, thì việc bổ sung các chất chống oxy hóa để giảm thiểu tác hại xấu của stress oxy hóa là mục tiêu quan trọng giúp trì hoãn và ngăn ngừa biến chứng bệnh đái đường xảy ra.

Trước đây acid alpha lipoic (viết tắt ALA – một chất chống oxy hóa mạnh), được sử dụng trong điều trị bệnh về gan do có khả năng phục hồi một số chất chống oxy hóa đã mất tác dụng, kích thích cơ thể sản xuất ra glutathion một chất chống oxy hóa nội sinh bảo về gan. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, ALA có khả năng thẩm thấu tốt vào mỡ và mô thần kinh, giúp loại bỏ hiệu quả gốc tự do. Nhờ đó, ALA có tác dụng giúp cải thiện biến chứng thần kinh do đái đường sinh ra (cảm giác đau rát, ngứa ran, tê bì chân tay…). Bên cạnh đó, ALA còn giúp tăng dung nạp glucose vào tế bảo, giảm đề kháng insulin và hạ đường huyết. Hiện nay, ở Đức và một số nước Châu Âu, đã chính thức sử dụng ALA trong điều trị các biến chứng thần kinh do đái tháo đường.

Nguồn bài viết: http://dieutritieuduong.org/giai-phap-dieu-tri-benh-tieu-duong-hieu-qua/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét