Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Chữa Trị Biến Chứng Thần Kinh Do Đái Tháo Đường

Bệnh đái đường là chứng bệnh mạn tính, khó chữa khỏi được hoàn toàn. Dù sớm hay muộn thì người bệnh tiểu đường cũng gặp phải các biến chứng nguy hiểm, trong đó biến chứng thần kinh do đái tháo đường là biến chứng mạn tính rất thường gặp.

Mục tiêu chữa trị biến chứng thần kinh do đái tháo đường thường tập trung vào: Làm chậm tiến triển của bệnh. Giảm đau. Điều trị biến chứng xảy ra. Phục hồi chức năng.

Làm chậm tiến triển của biến chứng thần kinh ngoại biên.

Để giúp làm chậm tiến triển của bệnh thần kinh ngoại biên và các triệu chứng, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát và giữ đường huyết ở trong giới hạn bình thường. Mục tiêu giữ ổn định đường huyết nhằm đạt được: Đường huyết trước ăn ở mức 90-130mg/dL (tức 5-7mmol/L); Đường huyết sau ăn 2 giờ ở mức <180mg/dL (tức <10mmol/L).

Từ mục tiểu ổn định đường máu để giúp làm chậm tổn thương thần kinh người bệnh cần: Chăm sóc tốt bàn chân (khuyến cáo của các bác sĩ); Giữ ổn định huyết áp trong giới hạn cho phép; Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý; Thường xuyên vận động thể lực; Duy trì cân nặng bình thường tránh béo phì; Bỏ hút thuốc lá; Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, nếu được uống không nên quá 1 lon bia với phụ nữ và 2 lon bia với nam giới.

=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết trong điều trị tiểu đường

Dùng điện kích thích qua da giúp điều trị giảm đau biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường (minh họa)

Điều trị giảm đau do biến chứng thần kinh.

Việc điều trị giảm đau trong bệnh thần kinh do đái đường là vô cùng khó khăn. Có không ít thuốc được sử dụng để giảm đau nhưng không đem lại kết quả khả quan ở tất cả các bệnh nhân và gây nhiều tác dụng phụ.

Những thuốc điều trị bao gồm:

- Thuốc chống chầm cảm 3 vòng: bao gồm amitriptyline, nortriptyline (pamelor), desipramine (Norpramin) và imipramine (Tofranil) thuốc có tác dụng giảm đau mức độ nhẹ và trung bình nhưng có nhiều tác dụng phụ. Những thuốc chống chầm cảm hiện nay giảm đau tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn.

- Thuốc chống động kinh: gồm các thuốc gabapentin (Neurontin), pregabalin (Lyrica) và carbamazepine (Tegretol) những thuốc này dùng điều trị động kinh và cũng có tác dụng giảm đau do thần kinh, thuốc có tác dụng phụ như chóng mặt, ngây ngất…

- Miếng dán Lidocaine: miếng dán chứa lidocaine gây tê tại chỗ và giúp giảm đau. Tác dụng phụ nhiều thường là gây đỏ da.

- Thuốc Capsaicin: chiết xuất từ ớt, kem bôi da chứa capsaicin có thể giảm đau.

- Các loại thuốc khác: Thuốc giảm đau trung ương như codeine hay oxycodone (oxycontin) có thể được dùng giảm đau. Tuy nhiên nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ khi điều trị lâu dài.

Các biện pháp điều trị khác.

Có nhiều cách điều trị không dùng thuốc có tác dụng giảm đau, có thể kết hợp với thuốc để điều trị:

- Alpha-lipoic acid (ALA): là một chất chống oxy hóa có trong thức ăn, giúp giảm triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên.

- Kích thích điện qua da: dùng dòng điện nhỏ kích thích giúp giảm đau, tuy nhiên nó không hiệu quả trên tất cả bệnh nhân và mọi kiểu đau.

- Châm cứu: phương pháp này được áp dụng trong điều trị đau mạn tính bao gồm cả đau do thần kinh.

- Phương pháp thư giãn: nhằm giảm áp lực từ đó giảm đau, bài tập bao gồm hít thở sâu hay nhìn những hình ảnh êm dịu, tập yoga…

Điều trị các biến chứng xảy ra.

- Biến chứng đường tiết niệu: dùng thuốc chống co thắt, thay đổi thói quen tiểu tiện… từ đó giảm bớt triệu chứng gặp phải ở đường tiểu.

- Rối loạn tiêu hóa: Nếu dạ dày bị liệt, người bệnh nên chia ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít, giảm lượng chất xơ và chất béo trong khẩu phần ăn.

- Giảm huyết áp tư thế: người bệnh bị hạ huyết áp tư thế cần tránh rượu bia, tăng cường uống nhiều nước và đứng lên từ từ.

- Rối loạn chức năng sinh lý: có thể dùng thuốc để cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới như Viagra, tuy nhiên thuốc không hiệu quả và an toàn với tất cả mọi người. Ở nữ giới có thể phải cần tới chất nhờn hay kem estrogen giúp tránh kho am đạo.

=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não nguy hiểm như nào

Phòng ngừa biến chứng thần kinh do tiểu đường xảy ra.

Người bệnh có thể ngăn ngừa và làm chậm xảy ra các biến chứng của bệnh thần kinh do đái tháo đường bằng cách giữ ổn định đường huyết ở mức cho phép, chăm sóc tốt bàn chân và thay đổi lối sống.

- Kiểm soát đường huyết nhằm mục tiêu: đường máu trước ăn 90-130 mg/dL (tức 5-7 mmol/L), đường máu sau ăn 2 giờ <180 mg/dL (tức <10mmol/L) và chỉ số Hemoglobin A1C <7%.

- Chăm sóc tốt bàn chân nhằm bảo vệ chân tránh biến chứng nguy hại xảy ra cần: Kiểm tra chân mỗi ngày; Giữ chân sạch sẽ và khô giáo; Cắt móng chân cẩn thận; Cắt gọt và dũa cục chai chân; Sử dụng tất sạch và khô; Sử dụng giày dép vừa chân để bảo vệ chân tránh tổn thương.

- Thay đổi lối sống nhằm: Kiểm soát tốt huyết áp ở mức <130/80 mmHg; Chọn lựa thức ăn có lợi cho sức khỏe và chế độ ăn cân bằng, nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt; Duy trì cân nặng bình thường; Vận động thể lực hàng ngày giúp bảo vệ tim mạch, giúp ổn định đường huyết và huyết áp; Bỏ thuốc lá và các chất có cồn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét