Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Chăm Sóc Sau Sinh Cho Bà Bầu M���c Bệnh Đái Đường Thai Kỳ

Mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ là vấn đề tương đối phổ biến và dễ mắc phải ở các thai phụ. Một khi được kết luận mắc đái tháo đường thai kỳ, cảm giác hoang mang và lo láng thường thấy của các thai phụ. Bệnh đái tháo đường thai kỳ không hề đơn giản, nó có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, các bà bầu không nên quá lo sợ, bởi nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, thai phụ hoàn toàn không sợ ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường và sinh con khỏe mạnh. Vậy làm các nào để nhận biết và chăm sóc sau sinh cho thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ không được phát hiện và điều trị kịp thời ảnh hưởng lớn tới mẹ và thai nhi (minh họa).

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và thường sẽ tự khỏi sau khi con bạn ra đời.

Thai phụ mắc tiểu đường là do hormone nhau thai tiết ra làm giảm sự nhạy cảm của insulin hay còn gọi là hiện tượng kháng insulin. Khi insulin hoạt động kém hiệu quả, đường huyết sẽ tăng cao và tạo tiền đề phát sinh bệnh đái tháo đường.

2. Cách nhận biết sớm tiểu đường thai kỳ.

Mặc dù bệnh tiểu đường thai kỳ hầu như không gây ra các dấu hiệu nào đáng chú ý, nhưng cũng có những trường hợp xuất hiện các biểu hiện tương tự như người bệnh tiểu đường type1 hoặc bệnh tiểu đường type2. Vì vậy, phát hiện một số dấu hiệu sớm dưới đây, thai phụ nên sớm kiểm tra về bệnh đái tháo đường tại các cơ sở y tế.

- Thường xuyên khát nước, tỉnh giấc giữa đêm để uống thật nhiều nước.

- Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu nhiều hơn so với nhu cầu của các bà bầu bình thường khác.

- Vùng kín bị viêm nhiễm khó điều trị bằng thuốc thông thường.

- Các vết trầy xước, vết thương khó lành.

- Sụt cân nhiều, thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

- Nước tiểu có nhiều kiến bu…

Những dấu hiệu trên tương tự như của thai phụ bình thường nên dễ bị bỏ qua. Vậy nên, để chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ thai phụ phải làm xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sỹ. Để chẩn đoán chính xác, thai phụ sẽ được làm sét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói và nghiệm pháp dung nạp glucose, đo đường huyết sau 1h và 2h.

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ như sau:

- Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) > 5,3 mmol/l

- Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:

+ Sau 1h> 10,0 mmol/l

+ Sau 2h > 8,5 mmol/l

Nếu có 2/3 chỉ số bất thường, có nghĩa là đã bị mắc đái tháo đường thai kỳ. Nếu chỉ có 1/3 chỉ số vượt ngưỡng thì có nguy cơ cao bị đái tháo đường, khi đó bạn cần phải lưu ý kiểm soát thật tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và định kì kiểm tra đường huyết 1 tháng một lần, đặc biệt là từ sau tuần 24.

=> Tpcn Bonidiabet giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ tốt trong điều trị tiểu đường.

3. Chăm sóc thai phụ sau khi sinh.

Cơ thể thai phụ sẽ bắt đầu được hồi phụ sau khi sinh, thông thường đường huyết sẽ về bình thường chỉ vài tuần sau sinh. Tuy vậy, trong những tuần đầu thai phụ có thể sẽ thấy mệt mỏi và căng thẳng vì thiếu ngủ, do bận chăm sóc em bé mà quên lo cho sức khỏe bản thân. Những yếu tố này khiến cơ thể thai phụ bị suy nhược và ảnh hưởng đến lượng đường máu. Dưới đây là những lời khuyên cho thai phụ tiểu đường thai kỳ sau sinh:

- Nếu cảm thấy quá căng thẳng, bạn hãy chia sẻ tâm trạng của mình với người thân hoặc các chuyên gia tâm lý để giúp tinh thần tốt hơn.

- Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Tranh thủ ngủ bất cứ khi nào bạn có thể, ví dụ như lúc em bé đang ngủ hay đang được người khác chăm sóc.

- Bạn nên cho con bú rất tốt bởi điều này sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn, giúp bạn giảm bớt cân nặng sau khi sinh và giảm được lượng đường trong máu. Sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho em bé trong 6 tháng đầu.

- Dành ra một chút thời gian mỗi ngày để thư giãn và chăm sóc bản thân như đi bộ, tắm nước ấm, đọc sách, xem phim hay tán gẫu với bạn bè.

- Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, ít nhất trong vài tuần đầu cho đến khi chắc chắn rằng đường huyết của bạn đã trở về bình thường

Khi bị mắc tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type2 sau 3 – 5 năm và mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo. Em bé của bạn cũng sẽ có nguy cơ bị béo phì và phát triển bệnh đái tháo đường type2 sau này. Chính vì vậy, cả bạn và bé đều luôn cần duy trì một chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học và lối sống lành mạnh để giúp phòng tránh mắc bệnh đái tháo đường.

=> Bạn quan tâm tới tai biến mạch máu não xảy ra như nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét