Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Các Bài Thuốc Giúp Điều Tr�� Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não nhằm chỉ tình trạng thiếu máu cung cấp cho não. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu do các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch cung cấp máu nuôi não hoặc do thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép động mạch đốt sống thân nền. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có thể gặp nhiều lứa tuổi khác nhau, những người cao tuổi và thường xuyên căng thẳng là đối tượng dễ mắc phải.
Điều trị thiếu máu não bằng đông y cho hiệu quả tốt. (minh họa).
Để điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, chúng ta có thể áp dụng một số bài thuốc đông y được lưu truyền từ xưa và một số món ăn.
Bài 1: Sử dụng câu đằng 6-9g, sinh cát căn (săn dây) 15-18g. Hai vị thái vụn trộn đều, lấy 20-30g hãm với nước sôi sau 20-30 phút là dùng được, dùng uống thay trà hàng ngay. Bài thuốc này dùng tốt cho người bệnh thiểu năng tuần hoàn não do hư đốt sống cổ có tăng huyết áp, tai ù tai điếc, đầu gáy cứng đau. Tuy nhiên, người đi đại tiện lòng không nên dùng bài thuốc này do tỳ vị hư yếu.
Bài 2: Sử dụng 15g sa tiền tử, 10g thiên ma, 7g xuyên khung, 9g bán hạ chế. Tất cả tán vụn trộn đều, lấy 40g cho vào túi vải hám với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút là được, dùng uống thay trà hàng ngày. Bài thuốc có tác dụng tức phong, sáng mắt, hóa đàm, táo thấp thích hợp với người bệnh thiểu năng tuần hoàn não có biểu hiện mình mẩy nặng nề, hay chóng mặt, buồn nôn, lợm giọng, đại tiện lỏng nát… người bệnh bị âm hư hỏa vượng, hay phiền táo thì không nên dùng bài này.
Bài 3: Sử dụng 15g hà thủ ô, 10g nấm linh chi, 15g ngọc trúc, 15g kỷ tử, 15g nữ trinh tử, 10g thạch xương bồ. Tất cả đem sắc lấy nước dùng uống, mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc giúp ích can thận, rất tốt cho người bị thiểu năng tuần hoàn não do xơ vữa động mạch.
Bài 4: Sử dụng xuyên khung, thảo quyết minh, sơn trà, đan sâm tất cả lượng như nhau, đem thái vụn sao thơm mỗi lần dùng 20-30g hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút sau là được, dùng uống thay trà hàng ngày. Bài thuốc có công dụng hoạt huyết hóa ứ, giảm cholesterol máu. Không sử dụng cho phụ nữ có thai hay đang kì kinh nguyệt.
=> Bệnh tiểu đường làm tăng đường huyết gây xơ vữa động mạch.
Bài 5: Sử dụng 20g tam thất, 100g đan sâm. Cả 2 dược vị sao thơm tán mịn thành bột, mỗi lần dùng 5g và dùng 2 lần trong ngày. Bài thuốc có công dụng hoạt huyết, bổ huyết, thích hợp dùng cho người bệnh thiểu năng tuần hoàn não có thiếu máu cơ tim, động mạch xơ vữa. Chống chỉ định phụ nữ có thai và đang kì kinh nguyệt.
Bài 6: Hồng hoa 10g, đan sâm 30g, sinh sơn tra 30g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 lần sáng và chiều. Bài thuốc này giúp hoạt huyết, hoá ứ, tiêu trệ, làm giảm cholesterol máu, dùng thích hợp cho những người bị thiểu năng tuần hoàn não có tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành và rối loạn lipid máu. Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh thì không nên dùng bài này.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Bảo Vệ Răng Lợi Cho Trẻ Đ��ng Cách Cha Mẹ Nên Biết

Khi trẻ mọc răng cũng là lúc cha mẹ cần phải lưu tâm nhiều tới vấn đề răng miệng của trẻ. Tuy nhiên, có không ít cha mẹ không chú ý đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ vì nghĩ rằng răng sữa nào cũng sẽ được thay thế. Tuy nhiên đây lại là sai lầm vì răng sữa cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Theo các chuyên gia khuyến cáo, giai đoạn bé mọc răng được chăm sóc những răng sữa này tốt thì răng vĩnh viễn cũng sẽ phát triển khỏe mạnh.
Cùng trẻ đánh răng để trẻ quan sát và làm theo mẹ nhé (minh họa)
Cha mẹ cần giúp đỡ nếu trẻ dưới 8 tuổi khi trẻ tự chải răng.
- Bàn chải cần phải chọn loại phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
- Cùng đánh răng với trẻ để giúp trẻ quan sát và bắt chước.
- Hàng ngày nên chải răng ít nhất 2 lần, buổi sáng và trước khi đi ngủ .
- Chú ý chải răng cửa và các răng hàm là nới răng phát triển sớm.
Kem đáng răng cho trẻ nên có fluor và chỉ cần một lượng nhỏ như hạt đậu. Hướng dẫn trẻ súc miệng sạch và nhổ hết kem đánh răng sau khi chải răng xong.
=> Cha mẹ quan tâm tới vấn đề trẻ biếng ăn xem tại đây.
Chải răng cho trẻ như thế nào?
Để ngăn ngừa mảng bám cần làm sạc răng và nướu ít nhất 2 lần mỗi ngày. Khi chải răng cần chải kĩ 5 mặt gồm: mặt ngoài, mặt trong, 2 mặt bên và mặt nhai (răng hàm), tất các mặt răng cần phải được chải và làm sạch để tránh các vấn đề về răng miệng có thể xảy ra. Cha mẹ hãy hướng dẫn kĩ năng cơ bản chải răng cho trẻ dưới đây:
- Đặt bàn chải nghiêng góc 45o hướng về phía bờ nướu để tiến hành chải mặt ngoài răng cửa.
- Khi chải mặt nhai dùng động tác đẩy tới lui nhẹ nhàng.
- Chải răng trong cũng cần nhẹ nhàng.
- Khi chải mặt trong răng cửa dưới, bàn chải giữ thẳng đứng dùng phần đỉnh bàn chải chải nhẹ theo hướng từ nưới lên bờ cắn.
- Đạm bảo răng trước sau và nướu được chải sạch đúng mức.
- Khi bàn chải tèo đầu thì nên thay bàn chải mới, thông thường 3 tháng thay một lần.
Chọn bàn chải và kem đánh răng cho trẻ?
Với trẻ nhỏ răng còn non nên chọn loại bàn chải có lông thật mềm dành riêng cho trẻ em. Cha mẹ cũng có thể chọn loại bàn chải máy cho trẻ rất hiệu quả và an toàn khi chải răng.
Với kem đánh răng cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên chọn loại nào mà trẻ thích nhất.
=> Trẻ hay ốm cha mẹ cần lưu ý những gì?
Thời điểm nên đánh răng.
Chải răng vào buổi sáng sau khi thức dậy: Giúp loại trừ các vi khuẩn trong miệng hoạt động trong suốt thời gian dài đi ngủ. Giúp hơi thở thơm tho, sảng khoái.
Chải răng sau mỗi bữa ăn: giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn, mảng bám còn sót lại trên răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và từ đó ngăn ngừa sâu răng.
Chải răng trước khi đi ngủ rất cần thiết: Giúp răng miệng sạch sẽ trong khoảng thời gian dài đi ngủ. Khi ngủ thì lưu lượng và tốc độ tiết nước bọt đều giảm mà nước bọt là một cơ chế bảo vệ răng khá quan trọng. Do đó, nguy cơ sâu răng sẽ tăng cao hơn nếu không chải răng sạch sẽ trước khi đi ngủ.
Hệ răng sữa: Gồm 20 cái, bắt đầu hình thành và cấu tạo từ trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi trẻ sinh ra. Răng sữa đầu tiên mọc lúc sáu tháng tuổi, sau đó trung bình cứ bốn tháng sẽ mọc các răng tiếp theo và trẻ có đủ hệ răng sữa vào lứa tuổi 2-2,5.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Thảo Dược Trong Tự Nhiên Gi��p Điều Trị Đái Tháo Đường

Trong sinh hoạt hàng ngày, không thể tránh được những khi phải giao lưu tiệc tùng, điều này thật sự rất khó khăn đối với người mắc đái tháo đường. Người bệnh tiểu đường cảm thấy lo lắng nguy cơ làm tăng lượng đường ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh. Trong tự nhiên có không ít loại thảo dược quý, chúng có tác dụng ổn định và kiềm soát đường huyết rất tốt, người bệnh sẽ không cần phải quá lo lắng khi phải tham gia các bữa tiệc tất niên, năm mới… Dưới đây là những thực phẩm hay thảo dược tốt cho người tiểu đường.
Mướp đắng sao khô hãm nước uống giúp ngăn ngừa tăng lượng đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường. (minh họa).
Mướp đắng (khổ qua).
Công dụng trong chữa trị bệnh đái tháo đường từ mướp đắng đã được chứng minh. Trong mướp đắng có nhiều hàm lượng chất có khả năng chống lại sự phá hủy của insulin trong cơ thể, cũng như có tác dụng như insulin để đảm bảo đủ lượng chất này trong cơ thể, giúp ngăn ngừa và trợ giúp điều trị đái tháo đường tuýp 2 rất hiệu quả. Thêm vào đó, trái mướp đắng có khả năng kiềm chế sự chuyển hóa và hấp thu lượng đường giúp ổn định đường huyết rất tốt cho bệnh nhân. Vì thế, chúng ta nên sử dụng mướp đáng nhằm phòng chống tăng lượng đường huyết rất tốt.
Sử dụng mướp đắng, chúng ta có thể dùng ở dạng tươi hay thái sợi phơi khô, hãm với nước sôi dùng uống thay trà hàng ngày. Uống nước mướp đắng trước và sau khi ăn uống giúp phòng chống tăng glucose, đây là một trong những mẹo hay trong dân gian chữa bệnh tiểu đường hiệu quả tốt không nên bỏ qua.
=> Bonidiabet có tác dụng giảm đường huyết bạn hãy dùng.
Hạt sen.
Trong thực tế chúng ta biết đến Hạt sen như là một dược phẩm thiên nhiên, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Thành phần hàm lượng dưỡng chất trong Hạt sen có chứa rất nhiều như protein, lipit, vitaminh, các khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể, tốt cho tim mạch, thận, hệ thần kinh… Bên cạnh đó, Hạt sen còn có tác dụng làm tăng lượng insulin tiết ra, giúp hạ đường huyết, giáp huyết áp và mỡ máu. Tâm sen cũng có chứa hợp chất có tác dụng kiểm soát sự hấp thụ glucose, tái tạo hoocmon insulin hạn chế rối loạn chuyển hóa cacbohydrate và ổn định lượng lipid trong máu ở mức phù hợp. Để phòng chống và làm giảm lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường nên dùng tâm sen pha với nước nóng để uống trong ngày, uống trước khi ăn.
=> Bạn quan tâm tới bệnh Tai biến mạch máu não.
Dây thìa canh.
Theo các nghiên cứu kho học hiện đại, đã công nhận Dây thìa canh có tác dụng tốt trong chữa trị bệnh tiểu đường hiệu quả và an toàn. Hoạt chất có trong Dây thìa canh có tác dụng kích thích tế bào tụy sản sinh ra insulin, từ đó cân bằng lượng đường huyết người bệnh. Chính vì thê, Dây thìa canh đối với người bệnh tiểu đường sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Dây thìa canh ngoài tác dụng giảm và ổn định đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường, nó còn có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểu của bệnh tiểu đường và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Trước mỗi bữa ăn 30 phút sử dụng bằng đun lấy nước uống và dễ dang hơn không lo tăng đường máu.
Trên đây là 3 loại thảo dược chống tăng lượng đường huyết rất phổ biến và hiệu quả cao. Cách sử dụng đơn giản, tiện lợi. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên nhờ đó mà lạm dụng để tiêu thụ quá nhiều lượng thức ăn tác động làm ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh. Cần có chế độ ăn uống hợp lý.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Phác Đồ Ăn Uống Cho Bệnh Nhân Sau Tai Biến Mạch Máu Não

Tai biến mạch máu não là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến thường gặp ở người cao tuổi. Đột quỵ não thường để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, gây khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của chính người bệnh cũng như gia đinh người bệnh. Người bệnh sau tai biến cần được chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống. Vậy người bệnh sau tai biến mạch máu não nên ăn gì? Để có thể hồi phục một cách nhanh chóng nhất.
Người bệnh sau đột quỵ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt (minh họa)
Câu hỏi đặt ra là cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não ăn gì? Thì theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, thực đơn cho người bệnh sau tai biến mạch máu não cần được bổ sung đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbonhydrate.
- Các loại cá: Các loại cá được biết đến là nhóm thực phẩm chứa nhiều hàm lượng axit béo không bão hòa, giúp giảm lượng cholesterol và những mảng xơ vữa thành mạch máu. Từ đó giảm thiểu các yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ não.
=> Bệnh tiểu đường làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa thành đồng mạch.
- Các loại rau củ quả tươi: các loại rau củ quả là nhóm thực phẩm rất tốt, chúng chứa nhiều vitamin C, vitamin E và rất giàu chất chống oxi hóa. Giúp phòng ngừa đột quỵ não xảy ra.
Bệnh nhân gặp phải tai biến mạch máu não, có thể gặp phải những di chứng khác nhau, vì thế chế độ ăn cho bệnh nhân sau đột quỵ cũng khác nhau. Vậy nên chúng ta cần chú ý khi cho bệnh nhân ăn:
- Đối với người bệnh bị liệt: người bệnh sau tai biến mạch máu não gặp phải di chứng liệt, thì nhu cầu năng lượng cung cấp cho cơ thể sẽ thấp hơn so với nhu cầu năng lượng của người bình thường, khi cho người bệnh ăn cần chia nhỏ các bữa ăn ra để người bệnh dễ dàng hấp thu, tuy nhiên mỗi ngày người bệnh vẫn cần được bổ sung 25-30kcal/kg cân nặng trong ngày.
- Trường hợp bệnh nhân liệt cơ hầu: bệnh nhân cần được nuôi ăn qua ống thông thực quản, vì vậy thức ăn cho bệnh nhân cần được xay nhuyễn hoặc pha chế sẵn từ các loại bột. Cho ăn cần được sự hướng dẫn của các bác sĩ nhằm tránh trường hợp người bệnh bị sặc gây nguy hiểm tới tính mạng. Trước khi cho người bệnh ăn, cần kiểm tra vị trí ống thông thực quản và cố định ống thông này. Sau đó nối túi đựng thức ăn lỏng với ống thông thực quản, điều chỉnh sao cho phù hợp để tránh bệnh nhân bị sặc. Thời gian cho ăn nên cách nhau từ 3-6 giờ.
=> Bạn quan tâm tới Bệnh Thiểu năng tuần hoàn não.
Chú ý: thức ăn cho người bệnh sau đột quỵ não tuyệt đối không dùng muối hoặc rất ít và nhạt hơn rất nhiều so với người khỏe mạnh bình thường. Tuyệt đối không cho người bệnh sử dụng rượu bia.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Những Biểu Hiện Phát Hiện Trẻ Biếng Ăn Bố Mẹ Cần Biết

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ và chuyện ăn uống của trẻ thường xuyên là vấn đề quan tâm của nhiều bậc cha mẹ, khi thấy bé biếng ăn thì nỗi lo lắng của cha mẹ lại càng tăng lên, mà không biết được phương pháp xử lý như thế nào. Vậy để cải thiện tình trạng bé biếng ăn nhanh chóng nhất, cha mẹ cần chú ý sớm phát hiện ra tình trạng biếng ăn của bé từ các biểu hiện dưới đây, để sớm có biện pháp khắc phục và cải thiện tình trạng này.
Trẻ không hứng thú với món ăn, dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn mẹ cần lưu ý. (minh họa)
Trẻ ít thèm ăn: Thông thường thì các món ăn sẽ là sự tò mò và thích thú của trẻ nhỏ. Chúng rất mong muốn được thưởng thức các món ăn đó, nhưng với các trẻ biếng ăn thì lại không thèm muốn. Ở trẻ biếng ăn vẫn vui chơi, lanh lợi nhưng lại ít có biểu lộ cảm giác đói hay ít chú ý đến chuyện ăn uống. Trẻ chỉ quan tâm tới việc vui chơi, chạy nhảy hơn là việc ăn uống. Nếu trẻ có ăn cũng chỉ ăn được vài miếng là ngừng ăn, gây ra nhiều khó khăn cho cha mẹ trong việc cho con ăn. Kể cả khi trẻ ăn cũng không tập trung vào việc ăn uống, thường ham chơi và dễ dàng rời khỏi bàn ăn.
=> Bonikiddy giúp trẻ hết biếng ăn, tăng cường miễn dịch mẹ nhé.
Trẻ thờ ơ với chuyện ăn uống: So với các trẻ bình thường khác, bé biếng ăn thường không mặn mà quan tâm tới ăn uống. Thậm chí bé còn quấy khóc mỗi khi đến giờ ăn hoặc từ chối mở miệng khi được đút thức ăn. Mỗi bữa ăn là cả một cực hình khiến bé sợ hãi, cha mẹ càng thêm lo lắng và bất lực.
Trẻ có ác cảm với thức ăn: Khi trẻ khó chịu với mùi vị của các món ăn, trẻ sẽ kiên quyết từ chối ăn chúng mặc dù các món ăn có hấp dẫn và cha mẹ có kì công chế biến chúng như nào đi chăng nữa. Trẻ sẽ có ác cảm với mùi vị một số món ăn nào đó và khóc lóc nhiều nếu như phải ăn món ăn đó.
Trẻ bị mắc một số bệnh: trẻ hay ốm yếu và thường xuyên mắc các bệnh nhất là bệnh về đường hô hấp, bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân có thể là do trẻ thiếu chất dưỡng chất, khiến cho hệ miễn dịch của trẻ trở nên suy yếu không đề kháng được với virut, vi khuẩn làm trẻ dễ bị nhiễm bệnh.
Nếu trẻ có một số dấu hiệu trên thì mẹ nên nghĩ ngay đến tình trạng trẻ biếng ăn nhé.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Những Người Dễ Mắc Bệnh ��ái Tháo Đường Tuýp 1 Và Hướng Chữa Trị

Như chúng ta đã biết đến bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, khó chữa khỏi được hoàn toàn, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải học cách chung sống hòa bình với bệnh. Bệnh tiểu đường thường được chia làm 2 loại chính là đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2. Vậy dấu hiệu nào để phát hiện mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và phương pháp chữa trị bệnh như nào?
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 (minh họa)
Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 được phát hiện chủ yếu ở người trẻ tuổi, trong đó có cả trẻ nhỏ. Bệnh loại này hay phụ thuộc vào lượng insulin trong cơ thể. Nếu cơ thể tự bật chức năng bảo vệ, dùng kháng thể tấn côn và phá hủy tuyến tụy, dẫn tới tụy không còn khả năng sản sinh ra insulin nữa. Thực chất các kháng thể này là các protein trong máu, khi người bệnh được xác định mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì cần được tiêm insulin mỗi ngày để duy trì sự sống. Ở trẻ nhỏ, khi có các dấu hiệu như uống nước nhiều và đi tiểu nhiều lần, kèm theo sụt cân, mệt mỏi thì cần được kiểm tra đường huyết ngay, để xác định bệnh và có phương pháp điều trị. Việc điều trị đái tháo đường tuýp 1 còn gặp nhiều khó khăn, cần xác định được những mục tiêu trước mắt, cũng như mục tiêu lâu dài cho quá trình điều trị bệnh.
=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết trong điều trị tiểu đường.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1
Những dấu hiệu nhắc nhở chúng ta cần phải nhanh chóng kiểm tra sức khỏe ngay, để xác định xem mình có mắc bệnh tiểu đường hay không. Cụ thể như:
- Khát và uống nước nhiều, đi tiểu nhiều lần. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu, rất có thể là dấu hiệu phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ.
- Dù ăn nhiều nhưng sụt cân nhanh.
- Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi.
Điều trị bệnh tiểu đường type 1.
Phương pháp chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 1 không giống như tiểu đường tuýp 2, vì bệnh thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ do cơ thể phụ thuộc vào insulin dẫn tới quá trình điều trị gặp nhiều trở ngại. Khi không được điều trị tốt, bệnh tiểu đường lâu ngày có thể sinh ra một số biến chứng nguy hiểm như gây hạ đường huyết, nhiễm ketone máu làm người bệnh hôn mê nguy hại tới tính mạng. Vì vậy để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 chúng ta cần tập trung vào 2 hường điều trị sau: Điều trị trước mắt và điều trị lâu dài.
Điều trị trước mắt: Nếu bệnh nhân gặp phải biến chứng nhiễm cetone axit và đường máu tăng cao thì phải điều trị chứa nhiễm cetone axit trước. Khi cơ thể không có đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào, lượng glucose trong máu có thể tăng cao bất thường. Gặp phải trường hợp này, cơ thể tìm các hướng khác để tạo ra năng lượng và sử dụng chất béo ở mô mỡ như là một nguồn nhiên liệu. Khi mô mỡ bị phân hủy trong quá trình tạo năng lượng sẽ sản sinh ra nhiều acetone axit, ketone tăng trong máu và nước tiểu, từ đó gây ra nhiễm cetone axit.
Điều trị mục tiêu lâu dài: Nhằm kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng phát sinh bệnh, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra do đái tháo đường.
=> Biến chứng tiểu đường có thể dẫn tới tai biến mạch máu não

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Vai Trò Của Vitamin D Tới Sự Phát Triển Của Xương Và Răng Ở Bé

Cơ thể trẻ rất cần canxi để phát triển hệ khung xương, chiều cao và xương răng. Nhất là ở giai đoạn bé mọc răng canxi là tối quan trọng và vitamin D được coi là chất dẫn truyền canxi vào cơ thể và giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển xương răng và sức khỏe. Vậy vitamin D quan trọng đối với xương răng như nào?
Bổ sung vitamin D cho trẻ từ thực phẩm và ánh mặt trời (minh họa)
=> Bonikiddy giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
Chúng ta biết rằng canxi nắm giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành khung xương, phốt pho giúp tăng độ cứng chắc xương. Vì thế thời điểm bé mọc răng rất cần canxi và phốt pho để đảm bảo sự phát triển bền vững và khỏe mạnh. Để điều hòa giữa canxi và phốt pho trong cơ thể vitamin D chính là yếu tố chủ chốt và giúp tăng cường hấp thu tối ưu canxi. Ngoài ra vitamin D, còn giúp giảm viêm nứu lợi, ngăn chặn sâu răng.
Kết quả nghiên cứu ở 3000 trẻ nhỏ từ các nhà khoa học cho thấy, trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin D giảm 50% nguy cơ sâu răng. Bởi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt và cân đối hàm lượng canxi và phốt pho. Cũng theo chia sẻ của một giáo sư Y khoa thuộc Đại học Boston, trẻ nhỏ có dấu hiệu chậm mọc răng và tăng nguy cơ sâu răng khi thiếu vitamin D. Trẻ có một chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng sẽ giúp răng chắc khỏe và việc bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, phốt pho là rất cần thiết để hỗ trợ trẻ phát triển xương, răng cứng chắc.
Canxi và Phốt pho có nhiều trong sữa và chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai. Bên cạnh đó, các loại rau như bông cải xanh, rau đậm màu, đậu, hải sản… cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Bố mẹ cũng có thể bổ xung phốt pho từ thịt gia cầm, hải sản, ngũ cốc, đậu Hà Lan…
=> Tình trạng bé biếng ăn sẽ làm giảm sự hấp thu dưỡng chất
Tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa, hải sản như cá hồi, cá ngừ và tôm, gan và trứng giúp trẻ hấp thu nhiều vitamin D hơn. Và đặc biệt, Vitamin D sẽ được hấp thu một cách hoàn toàn tự nhiên khi bạn cho bé tắm nắng và tham gia các hoạt động ngoài trời. Đây là cách tốt nhất để trẻ hấp thu tốt vitamin D giúp chuyển hóa và gắn kết canxi vào xương đồng thời giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ.
Hiểu rõ tầm quan trọng của Vitamin D đối với sự phát triển của cơ thể giúp bố mẹ biết cách bổ sung vitamin D cho bé để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ nhỏ.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Những Biểu Hiện Của Bệnh Thiếu Máu Não Cần Lưu Tâm

Tuần hoàn não hay thiếu máu não là chứng bệnh thường gặp ở người già cả hoặc người trẻ tuổi có cuộc sống bận rộn, stress. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có nhiều dấu hiệu lâm sàng khác nhau. Sau đây là 5 triệu chứng của bệnh mà chúng ta không thể bỏ qua nếu muốn phát hiện và kịp thời điều trị.
Những dấu hiệu của bệnh thiếu máu não không thể bỏ qua (minh họa)
1. Thường xuyên đau đầu
Đau nhức đầu là triệu chứng phổ biến nhất: người bệnh thường xuyên bị những cơn đau đầu hành hạ. Lúc đầu, cơn đau xuất hiện ở một điểm cố định, sau lan ra khắp đầu khiến đầu nặng trịch khi mới ngủ dây hay khi phải di chuyển. Đôi khi những cơn đau đầu còn dữ dội tới mức người bệnh không thể tập trung làm việc, vận động, ngủ không ngon giấc.
2. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
Người bệnh dễ bị ù tai, hoa mắt, choáng váng, mất thăng bằng… ngay cả khi người bệnh ở trong không gian yên tĩnh. Ở người già, điều này thực sự nguy hại vì có thể gây các chấn thương bất ngờ về xương khớp, sọ não… Vì vậy, khi ta thấy chóng mặt hãy đứng dựa vào đâu đó hoặc từ từ ngồi xuống để tránh mất thăng bằng té ngã.
3. Mất ngủ
Bệnh nhân tuần hoàn não thường hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như: ngủ khó, ngủ không sâu giấc, khi ngủ dễ gặp ác mộng, đang ngủ thì tỉnh giấc và không ngủ tiếp được. Hậu quả của việc mất ngủ liên tục làm cho người bệnh luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, không còn tinh thần vui chơi, làm việc, dễ bị kích động và mất khả năng kiềm chế.
=> Tai biến mạch máu não bệnh lý nguy hiểm cần chú ý.
4. Suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ sảy ra không hẳn là nguyên nhân do sự lão hóa của tế bào não, mà còn do tình trạng não thiếu máu nuôi dưỡng. Não thiếu máu nuôi dưỡng sẽ khiến não không có đủ oxy cần thiết để hoạt động tốt, do đó sẽ dẫn tới hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… Hiện tượng này liên tục xảy ra khiến trí nhớ suy giảm, bệnh nhân thậm chí có thể mất trí nhớ tạm thời, thể hiện ở việc: nhầm lẫn đường đi, hay quên đồ vât, mượn đồ mà không nhớ mượn của ai… Vì thế, suy giảm trí nhớ được coi là một dấu hiệu của thiếu máu não không thể bỏ qua.
=> Bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm của nó.
5. Tê bì, nhức mỏi chân tay
Khi có cảm giác tê bì, nhức mỏi đầu ngón chân tay, có cảm giác như có kiến bò râm ra dưới da… đây là cung được coi là những triệu chứng thiếu máu não hay gặp. Đôi khi, người bệnh còn cảm thấy đau dọc xương sường, lạnh sống lưng, đau mỏi chân tay và vai gáy.
Trên đây là 5 triệu chứng thiếu máu não thường gặp, giúp bạn sớm nhận biết căn bệnh này. Ngay khi một trong những dấu hiệu trên, bạn đừng nên chần chừ mà hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bạn cần chú ý: sinh hoạt – nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục vừa sức, bổ sung các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng có tác dụng dưỡng tâm an thần, tăng cường tuần hoàn não bộ để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của triệu chứng thiếu máu não.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Triệu Chứng Phát Hiện Bệnh Tiểu Đường Tuýp 3

Hiện nay chúng ta đã biết đến bệnh đái tháo đường tuýp 3, đây là căn bệnh được các nhà khoa học phát hiện và công nhận vào năm 2005. Để làm sáng tỏ về bệnh tiểu đường tuýp 3 này còn không ít vấn đề phải nghiên cứu. Theo các chuyên gia cho biết thì đây là căn bệnh gây thiếu insulin ở não bộ, nên bênh tiểu đường tuýp 3 còn được gọi là bệnh tiểu đường não. Mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 3 là căn bệnh khá mới mẻ, nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan với căn bệnh này được. Chúng ta cần nắm vững một số khái niệm, triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường để tầm soát bệnh tiểu đường tuýp 3 cho chính bản thân cũng như cho người thân trong gia đình. Dưới đây là những thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường tuýp 3, chúng ta cùng tìm hiểu:
Bệnh tiểu đường tuýp 3 hay còn được gọi là bệnh tiểu đường não (minh họa)
Điều kiện bình thường não bộ con người có thể hình thành được những ký ức mới hay không là nhờ có insulin ở trong não. Khi não không có hoặc không sản xuất đủ insulin hay có tình trạng kháng insulin trong não, thì não bộ không thể thực hiện được chức năng quan trọng này, dẫn tới khiến con người bị mất đi trí nhớ. Đây được coi là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường tuýp 3 hay được gọi là tiểu đường não. Một điều khá may mắn là nếu chúng ta và người thân trong gia đình, chưa từng bị bệnh tiểu đường thì hoàn toàn có thể yên tâm khi biết rằng trong thực tế, bệnh tiểu đường tuýp 3 chỉ xảy ra ở những người đã mắc một trong hai thể bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
=>Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Vậy biểu hiện của căn bệnh tiểu đường tuýp 3 như nào?
Ngoài các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp ở bất kỳ loại bệnh tiểu đường nào khác như đường máu tăn cao, bệnh nhân bị sút cân trầm trọng… thì chúng ta cần nhận biết mốt số dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường tuýp 3 sau đây.
- Người bệnh hay bị lú lẫn, nhầm lẫn không phân biệt được mọi việc.
- Một dấu hiệu khá trầm trọng là bệnh nhân mất trí nhớ do não bộ không có đủ insulin để hình thành ký ức mới.
Các dấu hiệu của thể bệnh tiểu đường tuýp 3 rất giống với căn bệnh alzhaymer vì thế khi bắt gặp 2 dấu hiệu lú lẫn, nhầm lẫn và mất trí nhớ thì tốt nhất chúng ta nên đi khám bác sĩ ngay, để được các chuyên gia chụp MRI xác định chính xác bệnh và chữa trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 3
Biện pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 3 cũng giống như điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2:
- Sử dụng các thuốc chữa bệnh tiểu đường: bệnh nhân sẽ được dùng các thuốc với liều liên tục của insulin và rosiglitazone nhạy cảm insulin, mục đích nhằm bảo vệ các tế bào não giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến trình mất trí nhớ ở người bệnh.
- Bên cạnh đó các loại thuốc hạ lipid máu được sử dụng nhằm chống lại cholesterol cao cũng có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 3.
- Người bệnh luôn được khuyên phải giữ cân nặng của bản thân ở mức cân đối, tránh tăng cân béo phì, bởi béo phì là yếu tố nguy hại cao cho mọi loại bệnh đái tháo đường. Tập luyện thể thao thường xuyên mỗi tuần ít nhất 3 lần, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất để giữ vóc dáng cân đối.
=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Những Chú Ý Cho Bố Mẹ Khi Trẻ Mọc Răng Hàm

Thời điểm bé mọc răng là dấu mốc quan trọng trong thời gian phát triển của trẻ. Tuy vậy, dẫu là mọc răng sữa hay răng vĩnh cửu ở trẻ đều quan trọng như nhau. Đặc biệt khi bé mọc răng hàm, vì lịch mọc của các răng này không theo trình tự từ trong ra ngoai, nên đôi khi gây những hiểu nhâm. Vì thế, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch của răng hàm vĩnh viễn.
Để trẻ có hàm răng chắc khỏe mẹ cần chú ý những gì? (minh họa)
1. Lưu ý khi trẻ mọc răng hàm sữa
Răng hàm sữa ở mỗi hàm chỉ có 2 răng mỗi bên. Nghĩa là chỉ có răng cối lớn thứ nhất và thứ hai ở mỗi bên hàm răng. Tất cả trẻ chỉ có 8 răng hàm trên toàn bộ hàm răng sữa. Những chiếc răng này không mọc theo thứ tự mà cách nhau với các nhóm răng trước. Thời điểm các răng này rụng cũng tương tự nên đôi khi làm cha mẹ trẻ lúng túng trong việc theo dõi lịch mọc răng hàm của trẻ.
Răng hàm sữa mọc chiếc đầu tiên khi trẻ đượng 13-19 tháng tuổi (hàm trên) và 14-18 tháng tuổi (hàm dưới). Chiếc răng hàm thứ hai mọc khi trẻ khoảng 25-33 tháng tuổi (hàm trên và 23-31 tháng tuổi (hàm dưới).
Tuy những chiếc răng hàm này sẽ được thay thế, nhưng cha mẹ cần giúp trẻ chăm sóc tốt những chiếc răng này. Bởi vì, những chiếc răng hàm sữa này gắn bó với trẻ tới khoảng hơn 9 năm đầu đời. Giai đoạn nền tảng này nếu muốn bé có hệ răng của bé khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng cũng cần đảm bảo tốt.
=> Bé biếng ăn cũng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mẹ nhé
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất trong giai đoạn trẻ mọc răng hàm sữa là sự đau nhức khó chịu, thậm chí có thể gây sốt nhẹ cho bé. Vậy nên, cha mẹ cần có những kiến thức trong việc chăm sóc trẻ ở giai đoạn này.
2. Lưu ý khi trẻ mọc răng hàm vĩnh viễn
Răng hàm được biết là răng ăn nhai quan trọng thực hiện chức năng của khoang miệng. Vậy nên, cần bảo vệ chúng ngay từ khi còn là răng sữa. Khi thay răng, bé có thể không gặp phải những khó chịu do sốt nhưng lại có không ít đề phát sinh hơn cha mẹ cần lưu ý.
- Vấn đề thứ nhất: trẻ mọc răng hàm vĩnh cửu là răng ở răng hàm số 6. Chiếc răng này mọc rất sớm khi trẻ được 6-7 tuổi. Khi này những chiếc răng sữa chưa được thay thế, nên nhiều cha mẹ tưởng là răng hàm sữa và không quan tâm tới vì nghĩ răng sẽ được thay thế.
Do vậy, có thể răng sẽ bị sâu mà không được điều trị kịp thời, mọc lệch hoặc chen chúc mà không được nắn chỉnh từ sớm dẫn tới lệch răng vĩnh viễn. Vậy nên, khi trẻ bước sang 6 tuổi, cha mẹ cần lưu tâm xem chiếc răng số 6 mọc như nào và giúp bé chăm sóc, bảo vệ nó thật tốt. Nếu mọc lệch cần đến bác sĩ nha khoa để chỉnh lại.
- Vấn đề thứ 2 là thứ tự thay răng của trẻ: Điều quan trọng là cha mẹ cần phải nắm được lịch thay răng của từng vị trí răng cụ thể, để nắm được răng nào thay đúng, răng nào không được thay. Vì nếu răng sữa không rụng đúng lịch và mọc không đúng thời điểm sẽ gây lệch lạc răng về sau.
- Vấn đề thứ 3 là sự bất thường trong thế răng và vị trí của răng: Các răng hàm vốn có kích thước lớn mà lại mọc muộn nên thường bị thiếu không gian trên cung hàm có dẫn tới răng mọc bị xô lệch. Răng hàm bị xô lệch là nguyên nhân sâu răng về sau.
=> Bonikiddy công dụng của sản phẩm cha mẹ biết chưa?
Vì vậy, quan trọng nhất khi bé mọc răng hàm cha mẹ cần theo dõi kỹ sớm phát hiện bất thường để điều chỉnh ngay. Theo các bác sĩ nha khoa, cách tốt nhất giúp bé có hàm răng khỏe mạnh và đẹp thẩm mỹ cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được theo dõi mọc răng. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ hỗ trợ và lập hồ sơ kiểm soát rụng răng sữa, thay răng vĩnh viễn đúng lịch, tránh những trường hợp bất thường có thể xảy ra, nhất là khi bé mọc răng hàm.