Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Những Nguyên Nhân Gây Bệnh Mất Ngủ Đêm

Tình trạng mất ngủ đêm hay khó ngủ đêm, thường chỉ xảy ra ở người cao tuổi nhưng hiện nay số người trẻ mắc bệnh mất ngủ đêm đang tăng cao. Người mắc bệnh mất ngủ đêm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cuộc sống, khiến cơ thể mệt mỏi, công việc đình trệ.
Vậy bệnh mất ngủ đêm có những biểu hiện nào? Đâu là nguyên nhân gây bệnh mất ngủ đêm? Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về mất ngủ đêm, nắm được những biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh mất ngủ đêm, để có kế hoạch chữa bệnh mất ngủ đêm hiệu quả.
Những biểu hiện của bệnh mất ngủ đêm.
Khi dơi vào tình trạng khó ngủ hay mất ngủ đêm, người bệnh thường có các biểu hiện như:
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc gây cảm giác mệt mỏi.
  • Tỉnh dậy lúc nửa đêm thường xuyên.
  • Thức dậy đột ngột và khó ngủ lại.
  • Phụ thuộc vào rượu hoặc thuốc ngủ để dễ ngủ.
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
  • Ban ngày mệt mỏi, hay cáu gắt
  • Khó tập trung vào ban ngày
Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ về đêm.
Tâm lý lo lắng, căng thẳng:
Trong cuộc sống hằng ngày thường gặp phải biến cố và khó khăn khiến tâm trạng bất an, lo lắng, căng thẳng dẫn tới giấc ngủ không sâu, hay mộng mị. Ngoài ra, thay vì thoải mải đi vào giấc ngủ ta lại bắt ngủ bằng mọi cách, khiến rơi vào trạng thái suy nghĩ lo lắng, cảm giác không yên, đây được gọi là chứng mất ngủ sinh lỳ. Loại bỏ những lo lắng, căng thẳng tạo cảm giác thoải mái cho giấc ngủ sâu là biện pháp giúp chữa bệnh mất ngủ.
Mất ngủ về đêm do tuổi tác:
Kết quả một nghiên cứu cho thấy, có tới 48% số người trên 50 tuổi mắc phải những rối loạn giấc ngủ đặc biệt là ngủ không sâu giấc. Điều này, chứng minh sự ảnh hưởng của tuổi tác tới giấc ngủ sinh lý con người. Khi tuổi càng cao, hormone quan trong duy trì giấc ngủ sâu về đêm cho cơ thể càng giảm cả số lượng và chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, tuổi cao khiến hệ thần kinh kiểm soát nhịp sinh học kém hiệu quả hơn. Tăng cường hormone giúp ngủ ngon, nâng cao hiệu quả kiểm soát nhịp sinh học là những cách tạo giấc ngủ ngon, giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
Thực phẩm có thể dẫn tới bệnh mất ngủ về đêm:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể tạo giấc ngủ ngon nhưng cũng có thể khiến cơ thể khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ về đêm. Một số loại thực phẩm chứa nhiều protein, giàu hàm lượng đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thực phẩm hay đồ uống caffein... là nguyên nhân khiến cơ thể gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Vì vậy, để có giấc ngủ ngon và dễ dàng cần tránh các thực phẩm gây cản trở giấc ngủ.
Bệnh mất ngủ do môi trường xung quanh:
Môi trường xung quanh có thể là nguyên nhân khiến gặp phải bệnh mất ngủ, những tác nhân môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn...khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ sâu giấc, ngủ hay mộng mị... Vì vậy để có giấc ngủ ngon sâu giấc thì điều kiện lý thưởng là một môi trường yên tính và thoáng mát. Qua đó giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học:
Lối sống không hợp lý, sinh hoạt thiếu khoa học có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm dù cơ thể không gặp phải bất cứ bệnh lý nào. Thay đổi lối sống cho phù hợp là biện pháp giúp cải thiện bệnh mất ngủ.
Lạm dụng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ đêm:
Khi khó ngủ, mất ngủ đêm ta thường nghĩ đến dùng thuốc ngủ để có được giấc ngủ. Thuốc ngủ giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ, khiến người bệnh mất ngủ lầm tưởng là đã chữa bệnh mất ngủ được. Nhưng việc lạm dụng thuốc trong điều trị mất ngủ kéo dài khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc, dẫn tới nhờn thuốc và khi mất ngủ trở lại ta phải dùng tăng liều. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khiến bệnh mất ngủ thêm trầm trong.
Kết luận: Loại bỏ và khắc phục những nguyên nhân gây bệnh mất ngủ đêm, là cách tốt nhất để có được giấc ngủ ngon, và giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ cũng như cách chữa mất ngủ đạt hiệu quả cao. Chúc các bạn có sức khỏe tốt.

(Nguồn internet)

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường, đây là chứng bệnh mãn tính rất nguy hiểm nếu người bệnh không biết tự điều chỉnh đường huyết ổn định. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn, người mắc tiểu đường phải học cách chung sống hòa bình với bệnh. Trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần thực hiện nghiêm chế độ ăn uống để hỗ trợ tốt nhất.

Dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ điều trị tiểu đường

Vậy điều trị tiểu đường cần chú ý những gì? Chế độ dinh dưỡng như nào hỗ trợ tốt quá trình điều trị tiểu đường? Chế độ ăn không chỉ cung cấp đủ năng lượng hoạt động của cơ thể, mà còn hỗ trợ tốt quá trình điều trị tiểu đường. Qua bài viết này chúng ta cùng tham khảo về chế độ ăn đầy đủ và hợp lý cho người mắc tiểu đường.

Tinh bột: 
  • Carbohyrate (Carb) là thành phần chính trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. Carbohydrate giúp cơ thể tạo ra glucose nguồn năng lượng chính cung cấp cho các tế bào cơ thể. Carbohydrate gồm có hai loại chính là: carb đơn giản như glucose, sucrose... loại carb này thường có nhiều trong các loại trai cây và đường tinh luyện. Carb phức tạp là tinh bột một sự kết hợp của các loại đường đơn giản, loại này thường có trong các loại hạt, đậu, rau cải, ngũ cốc nguyên hạt. Carb phức tạp thường tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn định và hàm lượng chất xơ tốt cho sức khỏe.
  • Lượng tinh bột người bệnh tiểu đường tiêu thụ chỉ nên bằng 50%-60% người thường. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại bánh mì không pha trộn phụ gia nhu bánh mì đen, gạo lứt, khoai tay...Nên ăn các loại ngũ cốc thô, ít chà xát để không làm mất đi các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như gạo lức hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt. Không nên chế biến thực phẩm dạng chiên xào, nhiều dầu mỡ... nên chế biến luộc, hấp, nướng.
Chất đạm: 
  • Cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, pate, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa (lưu ý là sử dụng sữa ít đã tách béo).
  • Nên tránh ăn da các loại gia cầm như gà, vịt bởi chúng chứa nhiều cholesterol xấu. Nên ăn các loại thịt bò, thịt lợn đã được lọc sạch mỡ.
Chất béo: theo khuyến cáo của các chuyên gia, lượng chất béo tiêu thụ ở người mắc bệnh tiểu đường phải dưới 300mg mỗi ngày, tuyệt đối không dùng dầu mỡ động vật mà nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè.

Rau, trái cây tươi: Với người mắc bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 400g rau và trái cây tươi mỗi ngày. Rau xanh và trái cây tươi có tác dụng bổ sung vitamin và muối khoáng, ngoài ra còn có tác dụng chống lão hóa. Trong rau củ quả có nhiều chất xơ, thành phần quan trọng giúp giảm đường huyết, làm chậm hấp thu đường và hạn chế tăng đường sau ăn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cũng cần tránh các loại quả ngọt như nho, na...

Chất ngọt: là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, khiến bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, làm gia tăng các biến chứng nặng nề cho cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường cần tránh xa các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, chất kích thích như rượu bia...

Ăn đủ bữa: Không bỏ bữa sáng, ăn thêm 2 bữa ăn nhẹ ngoài 3 bữa chính, thời gian ăn chậm và dừng lại khi thấy đủ.

Kết luận: Vì tiểu đường là chứng bệnh mãn tính nên quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần phải thực hiện nghiêm túc và tích cực. Để hỗ trợ tốt cho việc điều trị tiểu đường người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý tới thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn, bởi chế độ ăn có tác động lớn tới việc điều trị tiểu đường. Ngoài ra cũng cần tăng cường luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe cơ thể.

(Nguồn internet)

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Mật ong giúp điều trị mất ngủ rất hiệu quả

Mật ong cũng được công nhận có tác dụng điều trị mất ngủ rất hiệu quả, bên cạnh công dụng để làm đẹp và bồi bổ sức khỏe. Từ xa xưa trong dân gian đã áp dụng nhiều cách chữa mất ngủ hiệu quả từ mật ong và còn tồn tại đến ngày nay.

mật ong chữa bệnh mất ngủ

Vậy sử dụng mật ong điều trị mất ngủ như nào?
Trong mật ong có chứa carbohydrate béo kiểm soát sự giải phóng insulin, giúp trytophan khiến não bộ ức chế giấc ngủ nhanh nhất. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng giúp an thần, giảm stress từ đó giúp cơ thể loại bỏ được chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Từ công dụng đó, mật ong được coi là cách chữa mất ngủ rất hiệu quả, giúp cơ thể có giấc ngủ ngon về đêm. Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ bằng mật ong, chúng ta có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân.

mật ong sữa nóng điều trị mất ngủ

Cách 1: Mật ong với sữa ấm.
Đây là cách chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả, có tác dụng chữa bệnh mất ngủ kéo dài. Chúng ta có thể dùng 1-2 thìa cafe mật ong nguyên chất hòa với 1 cốc sữa nóng uống trước khi đi ngủ, sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon.

Cách 2: Dùng mật ong nguyên chất.
Sử dụng trực tiếp mật ong nguyên chất cũng cho tác dụng tốt với giấc ngủ. Dùng 1-2 thìa cafe mất ong trước khi ngủ cũng là cách chữa mất ngủ rất hiệu quả mà lại an toàn cho bạn.

trà hoa cúc mật ong cách chữa mất ngủ hiệu quả

Cách 3: Mật ong kết hợp trà hoa cúc.
Bản thân trà hoa cúc đã có tác dụng điều trị mất ngủ, vậy nên việc kết hợp mật ong với trà hoa cúc càng tăng thêm công dụng điều trị mất ngủ đêm hiệu quả. Ta có thể dùng 1-2 thìa cafe mật ong pha vào một tách trà hoa cúc, quấy đều và thưởng thức món trà hoa cúc mật ong trước khi ngủ 30-60 phút sẽ giúp bạn có giấc ngủ đêm ngon giấc hơn.

Mật ong không chỉ là vị thuốc quý với bệnh mất ngủ và chữa các bệnh khác, là sản phẩm làm đẹp mà còn là thực phẩm bồi bổ cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, dù mật ong là cách chữa mất ngủ hiệu quả, nhưng cũng cần phải chú ý tới một số vấn đề sau:
  • Mỗi ngày không nên sử dụng quá 100ml mất ong. Nếu sử dụng nhiều sẽ làm bạn bị táo bón hoặc bị tả.
  • Không dùng mật ong khi bạn đang bị đầy bụng và ỉa chảy.
  • Không nên dùng mật ong pha với nước đun sôi: Để đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng trong mật ong tuyệt đối không pha mật ong với nước sôi.
  • Ngoài ra, không nên sử dụng mật ong kết hợp với các thực phẩm như đậu phụ, cá chép, lá hẹ, hành tây, thì là bởi chúng là thực phẩm kị nhau có thể gây ngộ độc, thậm chị nặng có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Không đựng mật ong trong lọ nhựa hay kim loại: Khi bạn đựng mật ong trong lọ nhựa hay kim loại sẽ khiến mật bị oxy hóa, nhựa tổng hợp có thể chảy ra khi gặp nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Lời khuyên cho bạn là hãy đựng mật ong trong lọ thủy tinh và để nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời.
Kết luận: Hiện nay, ngoài dùng mật ong chữa bệnh mất ngủ cho hiệu quả ra, chúng ta cũng có thể sử dụng nhiều biện pháp chữa bệnh mất ngủ khác như dùng thảo dược, các loại trà thảo mộc, các món ăn, vật lý trị liệu... Với mỗi người bệnh mât ngủ lại phù hợp với một cách chữa mất ngủ khác nhau, vì vậy chúng ta nếu chữa mất ngủ bằng cách này chưa hiệu quả, hãy kiên trì tìm cho mình cách chữa mất ngủ khác phù hợp và hiệu quả với bản thân. Chúc bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc.

(Nguồn internet)

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Việc điều trị tiểu đường cần phải được tiến hành kịp thời và tích cực, không chỉ mang lại sức khỏe cho người bệnh mà còn giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

bệnh tiểu đường - đái tháo đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là chứng bệnh do rối loạn nội tiết chuyển hóa carbohydrate, khi mà tuyến tụy tiết ra insulin bị thiếu hoặc insulin không được dùng hiệu quả. Người mắc bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng nhận biết như:
- Thường xuyên khát nước, hay đột nhiên khát nước nhiều.
- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần.
- Thường xuyên đói hay đói đột nhiên.
- Cơ thể mỏi mệt, sụt cân đột ngột.
- Mờ mắt
- Cơ thể ngứa, miệng khô.
Vì bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, tuy không chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng cũng cần có phương pháp điều trị tiểu đường kịp thời, nhanh chóng nhằm nâng cao sức khỏe cho người bệnh, cũng nhữ phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gầy ra. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xảy ra như:

Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh: người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải tổn thương về hệ thần kinh ngoại vi như: làm thay đổi và suy giảm cảm giác, chân tay tê bì, có cảm giác kim châm ở da, cơ thể mệt mỏi yếu đuối. Tổn thương thần kinh thường xảy ra ở bàn tay, bàn chân nên dễ gây các tổn thương gây loét dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để đảm bảo tính mạng.
Biến chứng thận: là những tổn thương tại cơ quan thận dẫn tới chứng suy thận, làm giảm chức năng lọc và bài tiết. Nguyên do là các vi mạch tại thận có hàm lượng đường máu luôn cao hơn mức cho phép dẫn tới thận bị tổn thương.
Biến chứng mắt: bệnh tiểu đường có thể dẫn tới biến chứng tại cơ quan mắt, gây đuc thủy tinh thể, làm tăng nhãn áp, khiến người bệnh mù lòa, các mạch máu nhỏ tại võng mạc bị tác nghẽn, suy yếu vỡ trong lòng mắt dẫn tới những tổn thương gây ra các bệnh lý về võng mạc.
Biến chứng tim mạch: Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị cao huyết áp, chứng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dẫn tới liệt hoặc tử vong cho người bệnh.
Biến chứng nhiễm trùng: những bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
Kết luận: Biến chứng của bệnh tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. 

Chữa bệnh mất ngủ bằng hoa tam thất

Để chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất, trước tiên chúng ta cần phải loại bỏ các tác nhân như tiếng ồn, ánh sáng, giường nệm chăn màn ẩm mốc, nhiều bụi bẩn, chất kích thích... Khi loại bỏ được những tác nhân này, việc chữa bệnh mất ngủ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, bệnh mất ngủ không còn đáng sợ nữa.

bệnh mất ngủ

Từ lâu nay chúng ta mới chỉ biết đến tác dụng chữa bệnh mất ngủ của tâm sen, lá vông... mà chưa biết đến hoa tam thất cũng có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Hoa tam thất được coi là thần dược giúp chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả, kể cả bệnh mất ngủ mãn tính.

Công dụng của tam thất.

Từ xa xưa, người ta mới chỉ biết đến củ tam thất là dược liệu quý, có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Nhưng công hiệu của hoa tam thất thì mới chỉ biết đến trong những năm gần đây. Hoa tam thất có rất nhiều lợi ích trong chữa bệnh mà không phải bất cứ thảo dược nào cũng có được. Theo các lương y cho biết, hoa tam thất có các tác dụng và những lợi ích như: chữa bệnh mất ngủ, ngằn ngừa lão hóa, kích thích tiêu hóa, thải độc gan, giảm mỡ máu, giảm béo, giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi và stress, hạ huyết áp, hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, tăng cường sinh lý nam…

chữa bệnh mất ngủ

Theo Đông y, hoa tam thất có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt... trong hoa tam thất có nhiều tinh chất như nhân sâm giúp điều hòa khí huyết, giúp cân bằng âm dường, giúp bổ tỳ khí, giúp điều hòa chức năng tạng căn, giúp trẫn tĩnh, an thần, giảm stress... qua đó hoa tam thất có tác dụng tốt với người bệnh mất ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Điều trị mất ngủ

Sử dụng hoa tam thất như một cách chữa mất ngủ được áp dụng rất đơn giản, chỉ cần dùng 3-5g hoa tam thất pha với nước sôi, đợi 2-3 phút là có thể dùng uống được ngay. Hoa tam thất có tác dụng tốt với người bệnh mất ngủ, giúp người mất ngủ nhẹ có thể tìm lại giấc ngủ nhanh sau 3-6 ngày, còn với người bệnh mất ngủ mãn tính lâu ngày cần kiên trì dùng hoa tam thất điều trị mất ngủ từ 1-3 tháng sẽ cho kết quả khả quan.

Kết luận: Việc khám phá ra công hiệu của hoa tam thất có tác dụng tốt với người bệnh mất ngủ, đã đem lại cho người bệnh một hướng điều trị mất ngủ tốt mà không cần phải dùng đến thuốc. Hoa tam thất không chỉ có hiệu quả chữa bệnh mất ngủ thông thường, mà còn là cách chữa mất ngủ mạn tính lâu năm cũng rất hiệu nghiệm.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Chữa bệnh tiểu đường hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường một chứng bệnh mạn tính, điều trị bằng thuốc tân dược đắt tiền đã là tốt. Thực tế trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa bệnh tiểu đường bằng cây nhà lá vườn rất hiệu quả mà chúng ta không biết. Chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá những loại cây cỏ trong tự nhiên có tác dụng tốt cho người bệnh tiểu đường.

bệnh tiểu đường

Chữa bệnh tiểu đường bằng cây chuối hột.

Cây chuối hột từ xưa nay chúng ta mới chỉ biết đến việc dùng quả để làm thuốc, chứ không nhiều người biết rằng cả thân cây và củ chuối hột cũng là một vị thuốc rất tốt nhất là với người bệnh tiểu đường.

Theo kết quả nghiên cứu và chứng minh của các nhà khoa học, trong cây chuối hột có hoạt chất giúp ổn định đường huyết rất tốt với người bệnh tiểu đường. Một phương pháp phổ biến nhất giúp điều trị tiểu đường bằng cây chuối hột đó là đào củ chuối, rửa sạch đem giã hoặc ép lấy nước cho người bệnh tiểu đường uống.

Chữa bệnh tiểu đường

Vì nguồn cung cây chuối hột không phải nhiều, nên người ta đã nghĩ ra cách tận dụng để tăng nguồn cung, qua đó người ta chặt ngang thân cây chuối, khoét lỗ giữa thân để cho nước tiết ra và dùng cho người bệnh dùng cũng có tác dụng điều trị tiểu đường rất hiệu quả, tuy nhiên để tránh côn trùng xâm hại ta cần úp một bát tô hoặc bịt nilon tại vị trí cắt và về mùa mưa nước của thân cây chuối hột loãng hơn nên cần sử dụng uống nhiều hơn mùa nắng.

>> Xem thêm Tác dụng của cây chuối hột điều trị tiểu đường

Lá ổi điều trị tiểu đường.

Từ xa xưa lá ổi đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, quả ổi và lá ổi đều có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.

Để sử dụng lá ổi làm bài thuốc điều trị tiểu đường chúng ta cần: lá ổi non hay búp ổi càng tốt, lá sa kê rụng, đậu bắp. Đem 3 nguyên liệu này rửa sạch, cho vào nồi với khoảng 2 lít nước đun sôi đến khi còn lại khoảng 500ml là được, chia ra để uống làm 3 lần trong ngày. Các hợp chất flavonoid trong lá ổi hay búp ổi nôn giúp hạ đường huyết nhanh chóng tốt với người bệnh tiểu đường.

Lá ổi giúp chữa bệnh tiểu đường

Ngoài cách kết hợp trên ra, người bệnh tiểu đường có thể ăn quả ối hay dùng lá ổi tươi sắc nước uống hàng ngày cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Vỏ dưa hấu làm thuốc điều trị tiểu đường.

Ít ai biết được rằng, dưa hấu ngoài là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe và là thực phẩm giải khát cho mùa hè nóng nực, mà còn là một dược liệu dùng để điều trị tiểu đường rất hiệu quả.

Dưa hấu đã được các nhà khoa học chứng minh, cứ 100g dưa hấu có tới 95% nước, 1,2% protit, 2,5% gluxit, 0,5 xenluloza, giàu các muối khoáng canxi, phốt pho, sắt và cá vitamin B1, B2, C, caroten... Đặc biệt, dưa hấu có chứa nhiều axit folic một hoạt chất quan trọng trong quá trình tái tạo máu, tốt cho người bệnh tiểu đường.

Bên cạnh việc ăn phần ruột dưa hấu, người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên bỏ qua vỏ dưa hấu, bởi chúng cũng được tạo thành một bài thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường rất tốt. Người bệnh tiểu đường có thể dùng 30g vỏ dưa hấu, 30g vỏ bí xanh cho vào nồi sắc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng sẽ có kết quả tốt trong điều trị tiểu đường.


Kết luận: Để điều trị tiểu đường hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc tây chúng ta cũng không nên bỏ qua các loại cây cỏ trong tự nhiên xung quanh ta, cũng có tác dụng tốt giúp hỗ trợ trị bệnh tiểu đường rất tốt.

(Nguồn internet)

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Mất Ngủ Và Cách Điều Trị Mất Ngủ Đêm Dai Rẳng

Bệnh mất ngủ là một dạng rối loạn của giấc ngủ, trước cuốc sống hiện đại và nhộn nhịp ngày nay, bệnh mất ngủ đang trở nên phổ biến mà gặp ở mọi lứa tuối. Tuy nhiên, có không ít người không để ý hay nhận biết được triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm của mất ngủ.
Vậy đâu là các triệu chứng của bệnh mất ngủ? Cách chữa bệnh mất ngủ đêm dai rẳng như nào? Bài viết này sẽ giúp chúng ta nhận biết các dấu hiệu và cách điều trị mất ngủ.
Triệu chứng của bệnh mất ngủ.
Bệnh mất ngủ được phân làm hai loại là mất ngủ cấp tính (mất ngủ ngắn hạn) và mất ngủ mạn tính (mất ngủ kéo dài). Để có phân loại này, người ta dựa trên mức độ mất ngủ người bệnh gặp phải có thường xuyên không? Mất ngủ kèo dài bao nhiêu lâu, một ngày, hai ngày, 1 tháng, 2 tháng hay lâu hơn.
Những biểu hiện thường thấy khi mất ngủ như:
  • Người bệnh trằn trọc khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không yên giấc, thức dậy sớm.
  • Thường hay tỉnh ngủ nhiều lần, những khi này khó ngủ lại được.
  • Ngủ dậy mà thấy cơ thể mỏi mệt, tinh thần uể oải, đầu đau.
  • Mất ngủ ở giai đoạn đầu, người bệnh có các biểu hiện tâm lý như trầm cảm, xương và cơ bắp nhức mỏi, rối loạn hành vi, hay cáu gắt, giảm tập trung... Khi mất ngủ kéo dài người bệnh gặp phải các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã chán nản, lo âu và sợ hãi.
  • Mất ngủ xảy ra ở phụ nữ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Người bệnh có cảm giác khó thở, khó chịu khi ngủ.
Chữa bệnh mất ngủ kéo dài
Chữa bệnh mất ngủ thực chất là chữa trị các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các triệu chứng mà ta có các nguyên tắc trong chữa bệnh mất ngủ dưới đây:
Xác định nguyên nhân gây mất ngủ và có biện pháp điều trị:
Một số nguyên nhân khiến bị bệnh mất ngủ, do sử dụng các chất cafein như cafe, nước tăng lực, socola...trước khi ngủ; ăn nhiều thực phẩm cay nóng, ăn quá no; căng thẳng, stress, thay đổi múi giờ.. Khi xác định được đâu là nguyên nhân gây mất ngủ, ta sẽ có biện pháp điều chỉnh mà không nhất thiết phải dùng thuốc.
Áp dụng các liệu pháp tâm lý vào trong điều trị mất ngủ:
Việc áp dụng liệu pháp tâm lý vào chữa bệnh mất ngủ thường là ngồi thiền giúp tâm thần thư giãn, tâm thư thái cho dễ ngủ. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp thả lỏng cơ thể cũng giúp người bệnh dễ ngủ hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý trước khi ngủ người bệnh không nên lo nghĩ quá nhiều, hãy gạt mọi suy nghĩ để có được giấc ngủ ngon.
Tạo điều kiện thuận lợi để có một giấc ngủ ngon:
Tạo điều kiện thuận lợi để có giấc ngủ ngon, đó là những lựa chọn phù hợp như giường ngủ phù hợp với cơ thể, đêm mềm và êm ái, chăn gối mềm mại và sạch sẽ, tất cả là những yếu tố tạo cảm giác thư thái cho giấc ngủ ngon.
Điều trị bằng thuốc:
Việc điều trị mất ngủ bằng thuốc tây cần có sự hướng dẫn và chỉ định thuốc của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài thuốc tây, người bệnh mất ngủ có thể sử dụng một số bài thuốc đông y để chữa bệnh mất ngủ như gừng, tâm sen, hoa cúc, lá vông nem, long nhãn...

(Nguồn internet)

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Điều Trị Mất Ngủ Bằng Đông Y Qua Một Số Bài Thuốc Hiệu Quả

Tình trạng mất ngủ, khó ngủ và ngủ không ngon giấc thường có những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hay quên, tim đập nhanh, ăn uống kém. Mà nguyên nhân của bệnh mất ngủ là do tinh thần bị kích động, lo nghĩ nhiều, rối loạn tâm trí, đau ốm kéo dài khiến thận âm hư tổn không nuôi được tâm tỳ.

Chữa bệnh mất ngủ bằng đông y hiệu quả

Làm sao để điều trị mất ngủ hiệu quả? Làm sao để chữa bệnh mất ngủ hiệu quả mà không phải dùng thuốc? Tùy theo từng thể lâm sàng mà Đông Y có những phương thuốc hữu hiệu giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.

Tâm hỏa thịnh dẫn tới mất ngủ.
Bệnh mất ngủ dạng này thường có biểu hiện như đau đầu, váng đầu, lưỡi đỏ, lợi sưng tấy, táo bón, giấc ngủ chập chờn không sâu, ngủ hay mơ, giật mình khi ngủ, đêm nằm trằn trọc không yên giấc.

Điều trị mất ngủ bằng đông y hiệu quả.

Giải pháp chữa trị theo Đông Y giúp thanh tâm hỏa, dưỡng tâm an thần. Qua đó có các bài thuốc điều trị mất ngủ như sau:
  • Bài thuốc 1: dược liệu bao gồm 10g hoàng liên, 10g hoàng bá, 20g lá vông, 16g xấu hổ, 10g bạch linh, 20g cỏ mực, 20g tang diệp, 20g đinh lăng, 20g rau má. Sắc mỗi ngày một thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
  • Bài thuốc 2: dược liệu gồm 12g chi tử, 12g hoa hòe, 10g hoàng liên, 16g hắc táo nhân, 16g cỏ mần trầu, 16g trinh nữ, 10g bạch linh, 12g cam thảo, 12g đương quy, 10g thủ ô chế. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần.
Điều trị mất ngủ do can khí uất kết.
Mất ngủ dạng này có những biểu hiện như đau tức hạ sường, da vàng, tiểu đỏ, đau đầu, ngủ khó, ăn uống kém, đại tiện thường táo, miệng đáng, rêu lưỡi vàng.
Đông y chữa bệnh nhằm giải uất hòa can, thanh tâm dưỡng tỳ. Qua một số bài thuốc sau dưới đây:
  • Bài thuốc 1: bao gồm dược vị như đan bì 10g, chi tử 12g, bạch thược 12g, rau má 20g, nam hoàng bá 16g, cỏ mực 20g, đan sâm 12g, ích mẫu 16g, cam thảo 12g. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần.
  • Bài thuốc 2: bao gồm dược vị như hương phụ 12g, chỉ xác 10g, chi tử 12g, tang diệp 20g, hoài sơn 12g, liên nhục 12g, hắc táo nhân 16g, khởi tử 12g, hạ liên châu 10g. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc uống.
Điều trị mất ngủ ở thời kỳ tiền mãn kinh.
Thời kỳ tiền mãn kinh phụ nữ thường mắc bệnh mất ngủ với những triệu chứng như: khó ngủ kèm bốc hỏa từng cơn, đau đầu, khô da, khó chịu bức bách trong lồng ngực, mồ hôi toát ra bất kỳ, đau xương...

Chữa bệnh mất ngủ bằng đông y hiệu quả.

Chữa bệnh nhằm dưỡng tâm hạ khí, bình can, thanh nhiệt. Qua một số bài thuốc Đông y sau:
  • Bài thuốc 1: gồm các dược vị như hắc táo nhân 16g, đan sâm 12g, đinh lăng 20g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, biển đậu 12g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, đan bì 10g, khởi tử 10g, cam thảo 12g. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc 3 lần uống làm 3 lần.
  • Bài thuốc 2: dược liệu bao gồm 12g đương quy, 12g hà thủ ô, 12g ích mẫu, 12g đan sâm, 10g bạch linh, 12g bá tử nhân, 12g chi tử, 16g cát căn, 16g hoài sơn, 12g liên nhục, 16g kim ngân, 12g thục địa, 12g cam thảo. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần.
  • Bài thuốc 3: gồm các loại dược liệu như ngân hoa 10g, liên kiều 10g, cỏ mực 16g, đan bì 10g, chi tử 12g, bạch thược 12g, nam hoàng bá 12g, hắc táo nhân 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, đinh lăng 16g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Điều trị mất ngủ do tâm tỳ lưỡng hư.
Do tỳ vị hư nên không tổng hợp được tinh chất khiến tâm thiếu chất nuôi dưỡng, dẫn tới chứng trạng như: ngủ mơ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ ngắn, thường hồi hộp, hay quên, uể oải làm việc kém, sắc mặt ủ rũ, rêu lưỡi nhợt, mạch tế nhược.
Mục tiêu chữa bệnh nhằm bổ dưỡng tâm tỳ để sinh khí huyết. Qua một số bài thuốc như:
  • Bài thuốc 1: gồm các dược liệu như bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đương quy 16g, ngũ gia bì 16g, cam thảo 12g, thục địa 12g, sinh khương 6g, thủ ô chế 12g, đại táo 12g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
  • Bài thuốc 2: các dược liệu bao gồm 16g đinh lăng, 16g thủ ô chế, 16g đương quy, 16g ngũ gia bì, 10g bán hạ, 10g hậu phác, 6g sinh khương, 10g trần bì, 12g cam thảo, bạch truật 12g, 10g thương truật, 12g đại táo. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần.
  • Bài thuốc 3: dược liệu bao gồm hắc táo nhân 16g, lá vông 20g, biển đậu 12g, đương quy 16g, trần bì 12g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, củ đinh lăng 16g, sinh khương 6g, cao lương khương 10g, sơn tra 10g, đại táo 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Kết luận: Trên đây là một số thể lâm sàng của bệnh mất ngủ và một số bài thuốc đông y, các bạn tham khảo đối chứng với biểu hiện của bản thân để áp dụng điều trị mất ngủ. Tốt hơn cả là nên thăm khám nếu bạn không nắm rõ tình trạng của bản thân ở thể nào. Chúc các bạn có được giấc ngủ ngon.

(Nguồn internet)

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Các Loại Trà Thảo Mộc Chữa Bệnh Mất Ngủ Hiệu Quả

Bệnh mất ngủ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ thiếu sức sống. Bạn phụ thuộc vào thuốc tây để có giấc ngủ, nhưng bạn không lường được hậu quả từ những tác dụng phụ. Bạn muốn có giấc ngủ ngon mà không phải phụ thuộc vào thuốc tây. Vậy thay vì sử dụng thuốc, bạn hãy tận dụng một số loại trà thảo mộc giúp điều trị mất ngũ hiệu quả. Các loại thảo mộc thiên nhiên vừa lành vừa an toàn rất tốt cho cơ thể.

bệnh mất ngủ

Vậy loại trà thảo mộc nào có tác dụng chữa bệnh mất ngủ hiệu quả? Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng uống trà sẽ gây mất ngủ, tuy nhiên không phải loại trà nào cũng khiến chúng ta khó ngủ. Thực tế có một số loại trà giúp an thần, dưỡng tâm, tĩnh trí và đem lại giấc ngủ ngon, sâu hơn cho bạn. Bài viết này giới thiệu đến các bạn một số loại trà thảo mộc hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ rất tốt

Trà hoa cúc.
Tác dụng của trà hoa cục giúp chữa bệnh mất ngủ rất công hiệu, làm giảm căng thẳng, ngoài ra trà hoa cúc còn giúp giảm đau và giảm viêm nhiêm.

Trà hoa cúc chữa bệnh mất ngủ

Cách pha chế trà hoa cúc chữa bệnh mất ngủ như sau: hoa cúc khô loại dùng pha trà (được bán ở siêu thị và hiệu thuốc Đông y), lấy một nhúm nhỏ hoa cúc cho vào ấm, châm nước sôi hãm trong 5 phút là sử dụng được. Để tăng vị bạn có thể thêm chút đường, mất ong.

Trà tâm sen.
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm sen có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch máu, giảm trở lực huyết quản, phòng ngừa rối loạn nhịp tim, hay hồi hộp, đánh trống ngực, chống oxy hóa, giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu, giúp ngủ ngon giấc hơn.

trà tâm sen điều trị mất ngủ

Cách pha chế trà tâm sen giúp điều trị mất ngủ như sau: dùng 3g tâm sen cho vào cốc hoặc ấm, châm nước sôi hãm trong 5-10 phút cho ngấm là dùng được. Dùng trà tâm sen uống ngày 3 lần, có tác dụng tốt giúp ngủ ngon giấc hơn.

Trà hoa tam thất.
Trà hoa tam thất có tác dụng an thần, tốt cho hệ thần kinh, dùng chữa bệnh bệnh mất ngủ rất hiệu quả, ngủ không sâu giấc, ngủ nghiến răng, ngủ hay mơ…

Trà hoa tam thất chữa bệnh mất ngủ

Cách pha trà hoa tam thất: hoa tam thất phơi khô hoặc sao vàng, lấy hoa tam thất bánh tẻ là tố nhất hoặc nụ hoa tam thất, dược liệu này được bán ở quầy thuốc Đông Y hoặc Siêu thị. Cách chế trà hoa tam thất, lấy 3-4g hoa tam thất kho cho vào ấm, châm nước sôi hãm trong 5-10 phút cho ngấm, dùng uống thay nước lọc hàng ngày. Khi uống hết nước trà lại châm thêm nước nóng và dùng tiếp đến khi trà hết vị ngọt đắng thì thôi.

Kết luận: các loại trà này có tác dụng tốt với phụ nữ mãn kinh bị mất ngủ, gặp phải trở ngại của hoạt động thần kinh thực vật. Ngoài uống trà thảo mộc giú chữa bệnh mất ngủ, nên uống bổ sung các loại thực phẩm chức năng có chiết xuất thảo dược thiên nhiên giúp cân bằng nội tiết tố, giảm bốc hỏa, giảm cảm giác khó chịu thời kỳ mãn kinh, qua đó giúp ngủ ngon hơn.

(Nguồn internet)

Điều Trị Tiểu Đường Type 2 Hiệu Quả Tại Nhà

Bệnh tiểu đường là bệnh lý rối chuyển hóa glucose. Bệnh có nhiều loại, nhưng phổ biến hơn cả là bệnh tiểu đường type 2. Bệnh tiểu đường diễn biến lâu ngày nếu không được điều trị tốt, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến các cơ quan trên cơ thể.

Bệnh tiểu đường


Vậy Làm sao điều trị tiểu đường type 2 hiệu quả? Điều trị tiểu đường type 2 như nào? Những lưu ý nào trong điều trị tiểu đường tại nhà? Để có được biện pháp điều trị tiểu đường hiệu quả tại nhà mà không cần tới bệnh viện, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về bệnh tiểu đường.

Các loại bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường thường có 3 loại chính, nhưng phổ biến hơn cả là bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Chúng ta cần hiểu rõ về 2 dạng bệnh này, mới tìm được cách điều trị tiểu đường thích hợp và hiệu quả.

Phân biệt tiểu đường type 2 với tiểu đường type 1 theo bảng so sánh sau:
Phân Loại
Tiểu đường Type2
Tiểu đường Type 1
Cơ chế sinh bệnhTụy tạng không sản sinh đủ inslin hoặc cơ thể kháng insulin được sản sinhTụy không sản sinh hoặc tiết không đủ insulin
Đối tượng mắc bệnh
- Béo phì, thừa cân.
- Người trung niên và cao tuổi.
- Người trẻ tuổi chiếm số ít.
- Phần lớn là trẻ em và thanh niên
- Người lớn tuổi chiếm số ít
Nguyên nhân
- Di truyền.
- Béo phì.
- Lười vận động.
- Chế độ ăn không hợp lý.
- Tụy tạng bị phá hủy do cơ chế tự miễn, mất khả năng sản sinh insulin.
- Xảy ra ở người lớn tuổi do tụy tạng bị phá hủy bởi rượu bia, bệnh tật hay tế bào beta tuyến tụy bị tổn thương.
- Một số nguyên nhân khác.

Cách kiểm soát bệnh
- Giảm cân.
- Chế độ ăn uống hợp lý.
- Chích Insulin khi cần thiết.
- Sử dụng thuốc.
- Vận động thể lực thường xuyên.
- Phụ thuộc insulin suốt đời.
- Duy trì trọng lượng vừa phải.
- Tập luyện thể thao đều đặn.
Kết quả điều trị cần đạt
  • Kiểm soát đường huyết.
  • Giảm liều insulin với người tiểu đường type 1, không cần sủ dụng insulin với người tiểu đường type 2.
  • Khôi phục chức năng tụy tạng.

Bệnh tiểu đường type 2 với Insulin.
Insulin là một hormone rất quan trọng với người tiểu đường type 2. Insulin giúp chuyển hóa đường, tinh bột thành năng lượng cho cơ thể. Insulin vận chuyển glucose vào gan, cơ, các tế bào mô mỡ, nơi sản sinh năng lượng. Khi mắc bệnh tiểu đường các tế bào beta tuyến tụy sản sinh insulin bị phá hủy, ở bệnh nhân tiểu đường type 2 tuyến tụy sản sinh insulin đủ nhưng insulin lại không được dùng hiệu quả hay còn gọi là tình trạng kháng insulin. Cách điều trị tiểu đường tốt nhất là khôi phục chức năng tuyến tụy và độ nhạy insulin.

Insulin điều trị tiểu đường


Dưới đây là một số cách điều trị tiểu đường type 2 và type 1 tại nhà hiệu quả nhất.
Sử dụng mướp đắng: mướp đắng hay khổ qua đã được chứng minh có đặc tính điều trị tiểu đường rất tốt, người mắc bệnh tiểu đường nên uống nước ép trái khổ qua vào buổi sáng khi mới thức dậy.
Sử dụng hạt rau sam: mỗi ngày 1 thìa cafe hạt rau sam hãm với nửa cốc nước sôi, để nguội uống liên tục 4-5 tháng giúp kích thích insulin cơ thể và giúp trữa trị tiểu đường rất tốt.
Sử dụng quả bưởi: trong chế độ ăn uống nên bổ sung thêm bưởi rất tốt cho quá trình điều trị tiểu đường hiệu quả tại nhà.
Sử dụng cafe và bột cỏ cari: mỗi ngày dùng 2 thìa cafe bột cỏ cari với sữa ít đường cũng có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường tại nhà.
Sử dụng lá xoài non: lá xoài non cũng được coi là một cách điều trị tiểu đường rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Sử dụng 15g lóa xoài tươi ngâm với 250ml nước qua đêm và nghiền kỹ trước khi uống vào buổi sáng giúp điều trị tiểu đường giai đoạn đầu.
Nước thân cây chuối hột: chọn cây chuối hột đường kính 20cm, chặt ngang cây, khoét lỗ thân cây đợi 2 tiếng sau nước tiết ra, dùng uống trực tiếp liên tiếp 3-7 ngày giúp giảm đường huyết. Đây được coi là cách điều trị tiểu đường tại nhà tốt cho người bệnh tiểu đường.

Kết luận: Những cách điều trị tiểu đường trên đều có chung mục đích là kiểm soát đường huyết, nhưng để đạt được kết quả chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất cần đến nhiều yếu tố khác nhau và sự kiên trì của người bệnh.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Các Loại Thực Phẩm Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày, không chỉ phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn là phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường. Không chỉ giữ ổn định đường huyết mà còn phòng ngừa biến chứng tiểu đường.


Bệnh tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa glucose do thiếu hụt insulin. Việc điều trị tiểu đường ngoài dùng thuốc cùng chế độ vận động thể lực thì người bệnh tiểu đường cũng cần phải thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy đâu là các loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn? Dưới đây các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.

1. Cà rốt.
Đây là một thực phẩm tốt với người bệnh tiểu đường, nó cung cấp beta-carotene làm giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt. Đường trong cà rốt không chuyển hóa nhanh như các loại thực phẩm khác, mà được chuyển hóa một cách chậm chạp.



2. Sữa.
Sữa có sự kết hợp của carbohydrate và protein giúp kiểm soát tiểu đường type 2. Hàng ngày dùng 2 khẩu phần sữa trong khẩu phần ăn uống là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên điều này chỉ có tác dụng khi dùng sữa ít béo hoặc đã tách béo.

3. Đậu.
Dinh dưỡng từ đậu rất tốt với người bệnh tiểu đường, một chế độ ăn nhiều đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não ở người tiểu đường type 2.

4. Lúa mạch.
Đây cũng là thực phẩm tốt cho người mắc tiểu đường. Trong lúa mạch có cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Thực phẩm này giúp giảm tới 70% sự gia tăng đường trong máu sau mỗi bữa ăn, nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.



5. Măng tây.
Măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức kiểm soát và đồng thời tăng cường tụy sản sinh insulin loại hormone giúp cơ thể hấp thụ đường glucose. Vì thế măng tây rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường khi dùng thường xuyên.

6. Hạt lanh.
Hạnh lanh rất giàu protein, chất xơ, và chất béo tốt tương tự trong cá. Nó cũng là nguồn magiê, đây là chìa khoá để kiểm soát đường huyết vì nó giúp các tế bào sử dụng insulin.

7. Rau xanh
Rau quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ. Rau nhiều chất xơ như đậu Hà Lan, đậu, bông cải xanh và rau bina là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

8. Trái cây
Các loại trái cây giàu chất xơ như đu đủ, táo, cam, lê và ổi là một lựa chọn rất tốt. Trái cây chứa fructose mà không để lại lượng đường trong máu.

9. Các loại hạt
Các loại hạt các có chất béo lành mạnh chống lại bệnh tim. Những chất béo này thậm chí còn được chứng minh là giúp làm giảm sự đề kháng insulin và làm cho lượng đường trong máu dễ dàng hơn để kiểm soát. Các loại hạt cũng là một trong những nguồn vitamin E, chất chống oxy hoá bảo vệ các tế bào. Các loại hạt rất giàu chất xơ và magiê có thể giúp điều hoà đường trong máu.

10. Táo
Táo ít calo nhiều chất xơ đây là loại quả bệnh nhân tiểu đường được khuyến kích dùng.

11. Bông cải xanh
Bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crom, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.