Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

BIẾN CHỨNG THẬN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bệnh nhân đái tháo đường mắc biến chứng thận, là do đường huyết tăng cao kéo dài gây thương tổn hệ thông lọc của thận, dẫn đến chức năng thận suy giảm.
Triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu, tuy nhiên khi các triệu chứng xuất hiện như phù, buồn nôn và nôn, ngứa da… thì bệnh đã vào giai đoạn cuối. Người bệnh nên đi khám và làm các xét nghiệm để sớm phát hiện các thương tổn thận do đái tháo đường gây ra, để có phương pháp điều trị hạn chế thương tổn và làm chậm tiến trình bênh.
Người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng về thận là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính, suy thận.

biến chứng thận do đái tháo đường

Các triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường

Các triệu chứng của bệnh thận tiểu đường thường xảy ra khi bệnh ở giai đoạn cuối và tương tự các triệu chứng của bệnh thận mạn tính gồm:
­ Nước tiểu bất thường: có bọt hoặc bong bóng, nhiều hoặc ít hơn bình thường…
­ Phù: mức lọc cầu thận suy giảm gây ứ nước, ứ muối trong cơ thể. Thường là phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt.
­ Thiếu máu: rất khó hồi phục do thận không sản xuất đủ hormone tạo hồng cầu, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, thiếu tập trung…
­ Ngứa ở da: do sự tích tụ với nồng độ cao của các chất thải trong máu..
­ Mất cảm giác ngon miệng
­ Buồn nôn và nôn: do sự tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu.
­ Khó thở: do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu.

Ngăn ngừa và điều trị biến chứng thận do tiểu đường

Kiểm soát tốt đường huyết và các nguy cơ, hoàn toàn có thể phòng ngừa được biến chứng suy thận. Kiểm soát tốt đường huyết có thể làm giảm đến 1/3 nguy cơ xuất hiện protein niệu vi thể và giảm 1/2 nguy cơ tiến triển từ protein niệu vi thể thành protein niệu đại thể.
Khi đã xuất hiên biến chứng trên thận cần có kế hoạch điều trị tích cực cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa biến chứng thận nặng lên và hạn chế nguy cơ suy thận nặng phải điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận.
­Kiểm soát đường huyết: người bệnh luôn giữ ổn định đường huyết trong giới hạn cho phép (< 7mmol/l lúc đói và< 10mmol/l sau ăn 2h).
­Kiểm soát huyết áp: giữ mức huyết áp ổn định ở mức ≤ 120/80mmHg. Để giảm huyết áp và giữ ở mức ổn định bệnh nhân cần thực hiện: giảm cân (nếu có thừa cân); ăn nhạt, bỏ rượu, thuốc lá và tập thể dục đều đặn. Ngoài ra có thể phải sử dụng thuốc để hạ huyết áp.
­Chế độ ăn hợp lý: Giảm chất đạm để thận không quá tải và ít mất protein qua thận hơn.Tuy nhiên với người bị bệnh thận tiểu đường, chế độ ăn giới hạn protein phải rất thận trọng và cần có sự đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng. Do mất một lượng protein trong nước tiểu, đồng thời bệnh nhân còn bị rối loạn chuyển hóa, làm tăng sự phân giải protein. Vì vậy, người bệnh có thể sẽ cần phải bổ sung protein để ngăn ngừa thiếu hụt protein. Vì vậy cần phải có sự đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng để xác định tình trạng protein và nhu cầu đạm của cơ thể trước khi bắt đầu một chế độ ăn với hàm lượng protein thấp.
Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường cần tới khoảng 10% đến 20% nhu cầu năng lượng từ protein, tương đương với khoảng 0,8 ­ 1,0 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, căn cứ vào chức năng thận, tình trạng và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người.

Khi bệnh nhân đái tháo đường suy thận giai đoạn cuối, thận mất gần như hoàn toàn chức năng thì điều trị bằng phương pháp lọc máu chu kỳ (2 ­ 4 lần mỗi tuần) là cần thiết để duy trì cuộc sống cho bệnh nhân.


xem thêm về tiểu đường: 
http://botania.com.vn/tin-tuc/Bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.html

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

BIẾN CHỨNG THẦN KINH DO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh, do đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu thần kinh, gây ra biến tim mạch, biến chứng bàn chân.Đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến biến chứng mạch máu nhỏ, gây tổn thương mắt, thận và thần kinh.
Tổn thương thần kinh do đái tháo đường có thể xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 sau 5 năm hoặc ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ngay thời điểm mới chẩn đoán. Tuổi càng lớn, thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng tăng nguy cơ biến chứng thần kinh.

đái tháo đường, bệnh tiểu đường
(ảnh minh họa)

Hệ thần kinh được chia ra bốn loại :

-Hệ thần kinh trung ương gồm: não và tủy sống.
-Hệ thần kinh sọ gồm: các sợi thần kinh đến mắt, miệng, tai, và các phần khác của đầu.
-Hệ thần kinh tự động gồm: các dây thần kinh đến phổi,tim, dạ dày, ruột, bàng quang, cơ quan sinh sản.
-Hệ thần kinh ngoại biên gồm: các dây thần kinh đến tay, bàn tay, chân và bàn chân.
Đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh, làm tín hiệu bị sai lệch hoặc tín hiệu chậm.

Nguyên nhân bệnh thần kinh do đái tháo đường

Biến chứng thần kinh do nhiều yếu tố kết hợp, chủ yếu do đường huyết tăng cao.
-Chuyển hóa: Đái tháo đường lâu năm, đường huyết cao, mỡ máu cao, insulin thấp.
-Mạch máu thần kinh: Gây tổn thương mạch máu cung cấp oxy và dưỡng chất cho thần kinh.
-Tự miễn: Viêm dây thần kinh.
-Cơ học: Hội chứng ống cổ tay.
-Di truyền.
-Lối sống: rượu, thuốc lá.

Tổn thương thần kinh ngoại biên

Tay chân được chi phối bởi thần kinh ngoại biên bắt nguồn từ tủy sống. Xuất hiện những triệu chứng khi bị tổn thương như: cảm giác châm chích, nóng rát, tê bì, đau dữ dội, hoặc mất cảm giác với các kích thích đau, nóng, lạnh. Các triệu chứng này có thể xảy ra ở hai bên đối xứng hoặc chỉ một bên.
Trường hợp nặng dễ dẫn đến biến chứng bàn chân. Người bệnh cần mang các loại giày phù hợp để bảo vệ bàn chân.
Cảm giác tay tê, đau, teo cơ  do thần kinh vùng cổ tay bị chèn ép.

Tổn thương thần kinh tự động

-Tiêu hóa: làm cho thức ăn qua ống tiêu hóa quá nhanh hoặc quá chậm. Gây ra cảm giác đầy hơi, khó tiêu…hoặc tiêu chảy. Liệt cơ dạ dày do tổn thương dây thần kinh chi phối, làm ứ đọng thức ăn lâu trong dạ dày, gây khó khăn kiểm soát đường huyết.
-Tim mạch: làm tim đập nhanh hơn bình thường, sự điều chỉnh huyết áp của cơ thể theo tư thế không còn nhanh và chính xác, dẫn đến người bệnh thấy xây xẩm, chóng mặt, có thể gây té ngã.
-Bàng quang: có hai nhóm triệu chứng. Bàng quang phản ứng quá mức làm tiểu gấp, thường xuyên đi tiểu, tiểu không tự chủ... Bàng quang thần kinh gây tiểu khó hoặc bí tiểu.
-Cơ quan sinh sản: ở nam gây rối loạn cương, bất lực. Ở nữ giới giảm cảm giác, giảm ham muốn, khô âm đạo.
Tổn thương thần kinh sọ não

-Cơ mắt: thường xảy ra đột ngột, ở một bên, tồn tại trong khoảng thời gian ngắn.
-Cơ mặt: gây chảy xệ một bên mặt, mí mắt, môi… thường xảy ra đột ngột.

Làm sao biết tổn thương thần kinh đái tháo đường?

Nếu người bệnh phát hiện mình bị các triệu chứng như vừa kể ở trên thì nên thông báo cho bác sỹ biết. Các bác sỹ dựa vào: hỏi bệnh; khám bệnh kiểm tra nhịp tim, đo huyết áp tư thế, kiểm tra hệ thần kinh; làm xét nghiệm như đo điện cơ, siêu âm bàng quang… để xác định người đái tháo đường có bị biến chứng thần kinh hay chưa,

Điều trị biến chứng thần kinh do đái tháo đường

-Biện pháp hàng đầu là kiểm soát đường huyết cho thật tốt.
-Xác định nhóm thần kinh nào bị tổn thương để có phương pháp điều trị thích hợp.
-Tiêu hóa: dùng thuốc chống nôn, tiêu chảy...
-Bàng quang: tập bàng quang, dùng thuốc tăng sức co bóp bàng quang.
-Hạ huyết áp tư thế: nằm đầu cao,thuốc tăng tuần hoàn não...
-Chăm sóc bàn chân phòng tránh các tổn thương.

Phòng ngừa biến chứng thần kinh do đái tháo đường

Để phòng ngừa biến chứng thần kinh nói riêng và biến chứng đái tháo đường nói chung, người bệnh cần tuân thủ điều trị nhằm đạt được mục tiêu điều trị. Đó là:
Đường huyết mao mạch: khi đói 80­ 120 mg%, sau ăn 2 giờ < 180 mg%.
Lượng huyết sắc tố HbA1C < 7%.
Huyết áp < 130/80 mmHg.
Lượng mỡ trong máu ổn định: LDL­c < 100mg%, Triglyceride < 150mg%.
Giữ được cân nặng bình thường và không bị hạ đường huyết.
Để đạt được mục tiêu trên, hàng ngày người bệnh cần làm theo hướng dẫn sau:
Ăn đúng khẩu phần đã được xác lập.
Đi bộ ít nhất 45 phút mỗi ngày.
Uống thuốc đều đặn theo toa.
Kiểm tra đường huyết mỗi ngày.
Kiểm tra bàn chân mỗi ngày xem có vết thương, bóng nước, sưng, đỏ, đau.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Kiểm soát tốt huyết áp và lượng mỡ trong máu.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN BÉ KHÓC DẠ ĐỀ

Bé hay quấy và bé khóc dạ đề là nỗi ám ảnh lo lắng thường gặp ở các cha mẹ trẻ và cũng ít ai biết khóc dạ đề là gì?  Vậy tình trặng bé khóc dạ đề do đâu? Nắm được các nguyên nhân bé khóc đêm cha mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát tình trạng bé khóc dạ đề.

nguyên nhân bé khóc dạ đề
Bé hay khóc đêm nỗi ám ảnh của cha mẹ (ảnh minh họa)

Vậy Tại sao gọi là khóc dạ đề?

Bé khóc dạ đề hay bé khóc đêm, trong dân gian còn gọi là khóc dã tràng chỉ việc bé tự nhiên khóc vào thời điểm cố định trong ngày, và không dỗ nín được. Theo dân gian thì bé khóc dạ đề sẽ khóc rất nhiều ngày, thường là 100 ngày mới thôi.

Bé khóc dạ đề không phải là một bệnh hay bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Chúng ta phải hiểu rằng bé khóc dạ đề có sự kết hợp của các yếu tố như: bé ở độ tuổi từ 3 tuần đến 3 tháng , bé khóc rất lâu khoảng 3 tiếng, ít nhất 3 lần và kéo dài 3 tuần trở lên. Hầu hết các bé sẽ khóc vào giờ nhất định thường vào khoảng chiều tối. Trẻ khóc rất lớn, liên tục, mỗi khi khóc bé có thể bị ợ, xì hơi do bé sẽ co chân vào người, nắm chặt hai bàn tay và co bụng.

Lý giải nguyên nhân các bé hay khóc dạ đề

Có đến khoảng 20% em bé khóc dạ đề ở độ tuổi 3 tuần đến 3 tháng. Tuy vậy, đây vẫn là một bí ẩn, không phải là kết quả của di truyền hay bất thường gì xảy ra trong quá trình mang thai hay phát triển của bé. Dưới đây là một số giả thiết được đưa ra nhằm giải thích việc này:

Kích thích quá mức: Theo các chuyên gia, bé sơ sinh có chế bảo vệ, cơ chế này sẽ giúp bé tắt đi khi bé tiếp nhận quá nhiều âm thanh và ánh sáng môi trường xung quanh. Trong 1 tháng đầu, khi các giác quan của bé gần hoàn thiện, các kích thích từ môi trường trở nên quá tải so với khi ở trong bụng mẹ, để giải tỏa bé sẽ khóc cho đến khi bé thích nghi và quen dần với môi trường.

Trào ngược: Ở một số bé hay ợ trớ, kém ăn và thường khó chịu trong và sau khi ăn, đây là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày, thực quản, xảy ra ở em bé khi cơ thắt tại thực quản chưa hoạt động hiệu quả. Đây cũng được lý giải như một nguyên nhân gây ra khóc dạ đề.

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Khi mới sinh, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt chưa phát triển sẽ rất khó khăn cho bé, để tiêu hóa được các loại thức ăn, dù chỉ là sữa mẹ. Thức ăn có thể chưa được tiêu hóa hoàn toàn và đi rất nhanh qua ruột, sinh ra nhiều khí khiến bé đau bụng bé hay khóc mỗi khi đau bụng, xì hơi.

Dị ứng thức ăn: Một số bé khi bú mẹ có thể dị ứng với một số thức ăn trong khẩu phần của mẹ. Bé không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa, cũng là nguyên nhân thường gây khó chịu dẫn đến trẻ hay khóc.

Mẹ hút thuốc lá: Theo một số nghiên cứa cho biết tỉ lệ trẻ khóc dạ đề ở mẹ hút thuốc lá cao hơn mẹ không hút thuốc. Ngoài ra việc trẻ hút thuốc là thụ động cũng là nguyên nhân khiến bé khóc dạ đề.

Khắc phục tình trạng bé khóc dạ đề!

Thật không dễ để dỗ dành khi bé đang khóc thét lên. Tuy nhiên mẹ có thể tìm hiểu một số cách giúp phòng ngừa lần khóc tiếp theo cũng như giúp bé khóc ít hơn. Chú ý rằng, việc sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào hay thay đổi nhiều trong khẩu phần ăn của mẹ cần được thông qua tư vấn của bác sĩ.

Không có bài thuốc nào hay hơn khi không kết hợp bạn luôn dỗ dành bé trong một tư thế dỗ dành thoải mái với tư thế bé ưa thích nhất và luôn giữ bình tĩnh, chắc rằng các bạn luôn giữ căn phòng phải thoáng đãng, yên tĩnh để bé nghỉ ngơi bằng cách vỗ về, thủ thỉ, hát những lời yêu thương ngọt ngào ru bé ngủ. Không nên có quá nhiều người tập trung dỗ bé, điều này sẽ càng làm hoảng sợ hơn. mecuti cũng nhắc các bà mẹ là thời gian dỗ dành bé khóc dạ rất mệt mỏi, các bạn nên nhờ chồng hay người nhà xoa dịu và dỗ dành em bé. Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc sức khỏe của các bé nhé.


xem thêm về bé khóc dạ đề: http://botania.com.vn/tin-tuc/Be-khoc-da-de-va-khoc-dem-khong-ro-nguyen-nhan.html
nguồn bài: http://suckhoedoisong24h.com/threads/tim-hieu-nguyen-nhan-be-khoc-da-de.1284/

BÍ QUYẾT ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG DÙNG THUỐC

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh mạn tĩnh, không chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh phải chung sống với nó. Hiện nay bệnh đái tháo đường  có thể được chữa trị mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Dưới đây là 12 bí quyết điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả và dễ áp dụng.

điều trị tiểu đường không dùng thuốc
Một số loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường (minh họa)

Thứ 1. Sử dụng nước ép của các loại rau quả như chanh hoặc bầu, cà rốt, cải bắp, rau bi-na, dưa chuột và đậu tây,.. các loại thực phẩm này giúp giảm độ đường huyết rất tốt vì chúng có đặc tính chống tiểu đường.

Thứ 2. Sử dụng quế ngâm giảm độ đường huyết và do đó sẽ phòng ngừa bệnh tiểu đường và điều trị bệnh tiểu đường.

Thứ 3. Sử dụng hàng ngày tỏi sống cũng giúp kiểm soát độ đường huyết đến một mức độ nào đó.

Thứ 4. Sử dụng sô-cô-la đen có chứa hàm lượng cacao lớn giàu chất chống oxy hòa, giúp giảm đường huyết. Tuyệt đối tránh sử dụng sô-cô-la sữa.

Thứ 5. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và tập Yoga hay ngồi thiền cũng đã chứng minh có nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Khi tập luyện thể dục có thể tăng cường tuần hoàn máu và giảm độ đường huyết, trong khi Yoga và ngồi thiền giúp chống lại stress. Yoga cũng là một trong những bài tập rất có tác dụng giúp các gia đình tránh xa bệnh hiếm muộn.

Thứ 6. Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều magie như quả hạnh vào bữa ăn hàng ngày cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều với mục đích điều trị tiểu đường.

Thứ 7. Có thể đảo ngược bệnh tiểu đường, bằng cách tạo lập thói quen ăn uống phù hợp cùng với tập thể dục thể thao đều đặn. Có chế độ ăn uống phù hợp, không bỏ bữa, chia nhỏ bữa ăn từ 5-6 bữa trong ngày và bổ sung thành phần protein vào trong bữa ăn, để duy trì cơ bắp và năng lượng. Ngoài gia cũng có thể dùng thêm các vitamin chất lượng cao và bổ sung khoáng chất.

Thứ 8. Rèn luyện sức mạnh cơ bắp bằng các bài tập luyện phù hợp. Các bài tập tăng sức khỏe cho tim như đi bộ, đạp xe, leo cầu thang... giúp bạn giảm cân và đốt mỡ đặc biệt có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường.

Thứ 9. Thường xuyên bơi lội rất tốt cho người bị tiểu đường.

Thứ 10. Các loại thực phẩm xanh như lúa mạch, cỏ linh lăng... cũng giúp điều trị căn bệnh.

Thứ 11. Tinh dầu chuối hoặc trà chuối giúp điều trị tiểu đường rất tốt.

Thứ 12. Ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày giúp giảm stress và rất có lợi cho người bị tiểu đường.

Nếu bạn áp dụng những bí quyết trên không kiểm soát được lượng đường huyết trong máu bạn nên tới gặp bác sỹ chuyên khoa để có hướng điều trị hợp lý, đúng cách.


xem tại đây: http://botania.com.vn/tin-tuc/Bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.html
nguồn: http://suckhoedoisong24h.com/threads/bi-quyet-dieu-tri-benh-tieu-duong-khong-dung-thuoc.1281/

CÁCH XỬ LÝ KHI GẶP NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Khi gặp người bị tai biến mạch máu não ta nên xử lý như thế nào? Các việc cần thiết làm ngay khi gặp người bị tai biến mạch máu não đột ngột

sơ cấp cứu tai biến mạch máu não
Sơ cấp cứu khi gặp người bị tai biến mạch máu não ( ảnh minh họa )

Mọi người thường dơi vào tình trạng hoảng loạn, tay chân luống cuống khó xác định được phải làm như nào, khi đột nhiên gặp người bị tai biến mạch máu não. Sau đây là những cách xử lý đơn giản nhưng cần thiết khi gặp người bị tai biến mạch máu não. Nếu xử lý tai biến đúng cách, kịp thời trước đưa bệnh nhân vào viện, những di chứng bệnh nhân gặp phải sau này sẽ giảm đi đáng kể, khả năng phục hồi cũng cao hơn. Khi phát hiện người bị tai biến mạch máu não ta cần:

- Đỡ không để bệnh nhân té ngã, đặt bệnh nhân nằm chỗ thoáng, giữ ổn định nhịp tim, đường thở và nới rộng quần áo.

- Xác định bệnh nhân còn tỉnh táo hay đã làm vào trạng thái bất tỉnh, hôn mê.

.Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh, để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi xe cấp cứu tới

.Nếu bệnh nhân đã hôn mê: kiểm tra xem nhịp thở của bệnh nhân là bình thường, nhanh, chậm hay đã ngừng thở. Trường hợp ngừng thở bệnh nhân cần được hô hấp nhân tạo ngay để kịp thời cung cấp lượng oxi cho máu và não. Nếu để não thiếu oxy trong thời gian lâu, các di chứng để lại sẽ rất tệ.

- Tai biến mạch máu não ở bệnh nhân thường có hai dạng là chảy máu não hoặc nhồi máu não. Các tai biến này có cách cấp cứu và chữa trị hoàn toàn khác nhau, vì vậy nếu không xác định bệnh nhân rơi vào tình trạng nào, tuyệt đối không cấp cứu tự phát như bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.. vì có thể làm tình trạng bệnh nhân trầm trọng thêm.

- Để bệnh nhân nằm yên, không cố di chuyển phần đầu, nới lỏng cổ ảo cho bệnh nhân dễ thở

- Khi gặp người bệnh bị tai biến mạch máu não tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất kỳ thứ gì vào lúc này. Vì có thể làm bệnh nhân nghẹn gây khó thở do không nuốt được.

- Không tự ý dùng các loại thuốc hỗ trợ hay điều trị tai biến mà chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ.

- Trước khi xe cấp cứu tới, đặt bệnh nhân nằm xuống, hỏi chuyện giúp bệnh nhân bình tĩnh, thở đều và sâu.

- Giữ ấm thân nhiệt tránh bị co giật và làm mát đầu cho bệnh nhân bằng chườm đá lạnh, làm  giảm cảm giác đau nhức đầu.

Sau tai biến mạch máu não, cần phục hồi nhanh chóng cho bệnh nhân, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cân bằng giữa hàm lượng đạm và tinh bột, tăng cường các chất crống oxy hóa, cung cấp lượng kẽm đầy đủ, có chế độ vận động hợp lý để ngăn ngừa tai biến tái phát lần 2 và lần 3.


xem thêm tại đây: http://botania.com.vn/tin-tuc/Ban-biet-gi-ve-tai-bien-mach-mau-nao.html
nguồn bài viết: http://suckhoedoisong24h.com/threads/cach-xu-ly-khi-gap-nguoi-bi-tai-bien-mach-mau-nao.1278/

BIẾN CHỨNG VÕNG MẠC DO CAO HUYẾT ÁP

Các biến chứng ở mắt do cao huyết áp bao gồm tổn thương ở võng mạc, hắc mạc và thị thần kinh. Bệnh có thể để lại những tổn thương trầm trọng gây suy giảm thị lực nặng và không hồi phục.

biến chứng võng mạc do cao huyết áp
Tổn thương võng mạc do cao huyết áp gây ra suy giảm thị giác. ( ảnh minh họa )

Ngoài những biến chứng ở ở mắt cao huyết áp còn dẫn đến nhiều biến chứng ở  tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, gây tổn thương ở não, thận, mạch máu.

Theo các bác sĩ cho biết, cao huyết áp kéo dài hoặc tăng đột ngột sẽ làm tổn thương hệ thống mạch máu ở võng mạc. Thành mạch máu bị tổn thương gây xuất huyết, dịch làm phù võng mạc, lipid thoát ra trên võng mạc tạo thành xuất tiết. Đồng thời, mạch máu co lại gây thiếu máu ở võng mạc, thần kinh thị giác. Các tổn thương này dẫn đến mờ mắt. Những dấu hiệu trên đây chỉ được phát hiện bằng cách soi đáy mắt.

Theo các bác sĩ, tăng huyết áp vừa phải thường không có triệu chứng rõ rệt ở mắt, chỉ trong trường hợp tăng huyết áp ác tính (trên 200/140mmHg) mới có dấu hiệu như mờ mắt, sợ ánh sáng, nhức đầu. Khi thấy các triệu trứng này ở người trẻ tuổi thường không nghĩ rằng mình bị tăng huyết áp. Nguwoif bệnh thông thường chỉ cảm thấy triệu chứng không rõ ràng như đau ngực, thở ngắn, khó thở khi vận động, khó thở vào ban đêm và khó thở lúc hồi hộp.

Các giai đoạn tổn thương mắt do cao huyết ap.

Giai đoạn 1: Ngưới bệnh bị cao huyết áp kéo dài, chưa có triệu chứng gì, tim và thận chưa bị ảnh hưởng. Thăm khám đáy mắt chỉ thấy có động mạch co nhỏ.

Giai đoạn 2: Giai đoạn này huyết áp cao hơn, chức năng tim thận vẫn còn tốt. Khi bác sĩ soi đáy mắt, phát hiện thêm dấu hiệu bắt chéo động tĩnh mạch, ngoài dấu hiệu động mạch võng mạc co nhỏ.

Giai đoạn 3: Huyết áp khá cao và kéo dài, người bệnh thấy khó thở khi gắng sức, tim và thận đã bị suy giảm khá nặng. Ở giai đoạn này, đã có tổn thương ở não, tim, võng mạc và suy thận. Có thêm xuất huyết, xuất tiến ở võng mạc khi soi đáy mắt.

Giai đoạn 4: Giai đoạn này được xem là cao huyết áp ác tính, huyết áp rất cao đi kèm với tổn thương nặng ở tim, thận,não và võng mạc. Khi soi đáy mắt, ngoài các dấu hiệu của giai đoạn 3, sẽ có thêm phù gai thị.

Nguy cơ tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, tử vong cao khi các tổn thương ở võng mạc càng trở nặng. Tổn thương vọng mạc sẽ được phục hồi nếu cao huyết áp được kiểm soát tốt. Tổn thương vĩnh viễn thần kinh thị giác và điểm vàng, ở một số bệnh nhân bị tổn thương võng mạc giai đoạn 4.

Người bệnh cao huyết áp có nguy cơ cao mắc các bệnh khác ở võng mạc như tắc động mạch trung tâm hoặc động mạch nhánh võng mạc, tắc tĩnh mạch trung tâm hoặc tĩnh mạch nhánh võng mạc, phình động mạch võng mạc. Những biến chứng này có thể sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng khác ở võng mạc như xuất hiện tân mạch ở võng mạc, xuất huyết pha lê thể và màng trên võng mạc. Tăng huyết áp sẽ làm bệnh phát triển năng hơn, ở người đã bị bệnh võng mạc do tiểu đường. Teo thần kinh thi giác do phù gai thị kéo dài, dẫn đến mắt mờ rất nhiều.

Bệnh có thể để lại những tổn thương trầm trọng gây suy giảm thị lực nặng và không hồi phục. Kiểm soát huyết áp là phương pháp điều trị duy nhất. Nếu có các biến chứng khác ở mắt thì việc điều trị sẽ do bác sĩ chuyên khoa phụ trách. Chỉ có kiểm soát tốt huyết áp mới phòng ngừa được các tổn thương các mạch máu của mắt, cũng như các cơ quan khác như tim, thận và não.

xem thêm tại : http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html
dẫn nguồn: http://suckhoedoisong24h.com/threads/bien-chung-vong-mac-do-cao-huyet-ap.1274/