Đối mặt với những áp lực, căng thẳng trong học tập và làm việc, rất nhiều người rơi vào trạng thái stress, hoảng loạn và xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực. Vậy những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến não bộ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời nhé.
1. Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến bộ não như thế nào?
Một nhà tâm lý học ở UC Berkeley giải thích rằng: Một số người thường xuyên bị căng thẳng, dù là mãn tính hay cấp tính, rối loạn căng thẳng…đều là do những suy nghĩ tiêu cực gây ra. Vậy những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến bộ não như thế nào? Việc con người chỉ luôn nghĩ đến chuyện buồn bã đã vô tình làm cho một phần não bộ bị ảnh hưởng và chi phối. Hậu quả của tình trạng này khiến cho máu trong não lưu thông kém, cơ thể rơi vào mệt mỏi và hay cáu giận.
Không dừng lại ở đó, các hormone do não sản xuất để đối phó với tình trạng này sẽ bị ảnh hưởng cả về chức năng và cấu trúc vật lý của não”.
Khi đi nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện Cortisol - 1 loại hormone chống stress nếu bị thay đổi cấu trúc sẽ dẫn đến teo não. Đây là tình trạng não không thể sản sinh thêm các nơ ron thần kinh mới. Khi diễn ra trong một thời gian nhất định, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp để việc ghi nhớ, điều khiển cảm xúc và khả năng học tập.
Ngoài ra, các suy nghĩ tiêu cực nếu diễn ra lâu ngày sẽ sinh ra lối mòn thần kinh. Đây là kết quả của những suy nghĩ tiêu cực lâu dần biến thành phản xạ tự nhiên. Khi con người nghĩ đến vấn đề gì thì đều lo âu, buồn phiền. Điều bạn cần làm lúc này là chấm dứt, thoát ra khỏi lối mòn tiêu cực này, ngăn chặn các tác động xấu đến não bộ.
2. Ảnh hưởng của suy nghĩ tiêu cực đến cuộc sống
Những người có suy nghĩ tiêu cực thường rơi vào tình trạng lo lắng, buồn rầu, bất an, thiếu tự tin. Những người này thường hay chán nản sớm, bi quan và hay thất bại. Những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của bạn:
- Suy nghĩ tiêu cực gây ra tâm trạng, cảm xúc tiêu cực: Suy nghĩ của con người có mối liên hệ mật thiết với cảm xúc, hành động. Khi suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo ra các cảm xúc tiêu cực: buồn bã, chán nản…
- Nó làm gia tăng mẫu thuần giữa các mối quan hệ: những người có suy nghĩ tiêu cực thường hay nghi ngờ, dễ nổi nóng và cáu kỉnh. Khi không kiểm soát được cảm xúc và hành vi thường dễ dẫn tới mâu thuẫn.
- Nó làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và công việc: Những người tiêu cực thường dễ chán nản, thiếu sự tập trung. Nói cách khác, họ sẽ có kết quả công việc và học tập kém hơn so với bạn bè.
- Suy nghĩ tiêu cực khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội: Những người này luôn chỉ nhìn vào khuyết điểm của bản thân, tự ti. Chính vì thế, suy nghĩ tiêu cực nhiều lúc sẽ làm bạn đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống.
3. Nguyên nhân suy nghĩ tiêu cực
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tiêu cực ở con người. Tuy nhiên, phần lớn do các yếu tố sau:
- Yếu tố sinh học: Theo nghiên cứu khi đo lường chức năng não bộ cho thấy: phản ứng của não với các kích thích tiêu cực sẽ hoạt động mạnh hơn so với kích thích tích cực.
- Yếu tố xã hội: Não bộ có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực thay vì tích cực theo nghiên cứu phần lớn những người sống trong xã hội hiện tại. Con người có xu hướng suy nghĩ tiêu cực các vấn đề. Môi trường sống ảnh hưởng nhiều đến các suy nghĩ của từng người.
4. Dấu hiệu nhận biết bạn có suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ tiêu cực thường khiến cho con người cảm thấy khó chịu. Thông thường, để nhận biết một người có suy nghĩ tiêu cực thường dựa vào các dấu hiệu sau:
- Người đó hay lo lắng, ăn uống thất thường, luôn muốn được bảo vệ và hay có cảm giác lo âu, thấp thỏm.
- Một số người hay kể lể cũng là một biểu hiện của suy nghĩ tiêu cực.
- Người hay bị quan, chán nản trước sự việc, học tập, cuộc sống.
- Người hay phàn nàn, nóng giận và không kìm chế được cảm xúc. Nhạy cảm cũng là một biểu hiện thường thấy của người có suy nghĩ tiêu cực.
5. Tác hại suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến não bộ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Người có suy nghĩ tiêu cực có thể dễ mắc phải các bệnh về thần kinh như: stress, trầm cảm, rối loạn lo lâu. Suy nghĩ tiêu cực có thể làm cho não bị ảnh hưởng rất nhiều. Những người có suy nghĩ tiêu cực thường khó thành công trong cuộc sống. Họ hay bi quan trong công việc, ít được bạn bè và đồng nghiệp yêu quý.
6. Phải làm gì khi có suy nghĩ tiêu cực
Làm thế nào để suy nghĩ tích cực hơn, bảo vệ bộ não? Đây là trăn trở của khá nhiều người trong xã hội bận rộn ngày nay. Bạn nên thay đổi một số quan niệm cũ, giải thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Hãy thường xuyên giao lưu bạn bè, giao tiếp với những người có lối sống tích cực. Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa lo âu và hướng tới sự tích cực, lạc quan.
Hãy thử bắt tay vào những việc làm tốt, có ích cho cảm xúc. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện được tinh thần. Bạn có thể học thiền để cải thiện cảm xúc. Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày tốt cho tinh thần và sức khỏe.
7. Thực phẩm tăng cường chức năng và bảo vệ não bộ trẻ - Noben Kid
Bên cạnh luyện tập, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng tốt cho não. Việc bổ sung các thành phần tốt cho não sẽ giúp não khỏe mạnh, hoạt động tốt. Hơn thế sẽ giúp bạn tránh xa các suy nghĩ tiêu cực và giúp bạn tập trung hơn. Với trẻ nhỏ, cần xây dựng cho con những suy nghĩ tích cực. Ba mẹ nên thường xuyên tâm sự, hỏi thăm để nắm được tâm lý trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cần chuẩn bị cho trẻ thực phẩm bổ não để con có một trí não khỏe mạnh. Có thể bổ sung thêm cốm bổ não Noben Kid cho trẻ ngay từ khi 1 tuổi. Đây là sản phẩm giúp bé phát triển trí não toàn diện. Hỗ trợ trẻ tránh được căng thẳng, tăng sự tập trung, ghi nhớ tốt.
Cốm phát triển trí não Noben Kid được sản xuất theo công nghệ đạt chuẩn an toàn cho trẻ. Bên cạnh việc giúp não bộ trẻ khỏe mạnh còn giúp trẻ ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng hơn. Để trẻ tránh xa những lúc căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực mẹ có thể thử cho bé sử dụng Noben kid.
8. Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến bộ não như thế nào. Bạn cần nắm rõ biểu hiện và giải pháp giúp bản thân thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, đừng quên ngủ đủ giấc và đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu cho não bộ.
Noben kid giá bao nhiêu mời bạn liên hệ với chúng tôi qua số Hotline hoặc để lại thông tin trong Form đăng ký dưới đây để được Tư Vấn Miễn Phí!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét