Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Mẹ và bé trước nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Niềm hạnh phúc của các thai phụ là khi mang thai, nhưng chế độ ăn tẩm bổ với mong muốn thai nhi phát triển toàn diện. Nhiều thai phụ đối mặt với chứng bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ khi đã được xác định, các bà bầu cần hết sức lưu ý và sớm điều trị tiểu đường để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra cho cả mẹ và bé.
Cần có kế hoạch điều trị tiểu đường sớm ngay khi phát hiện, là cách tốt nhất để các bà bầu hạn chế đường trong máu, giảm thiểu rủi do và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Để đảm bảo, trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ tốt hơn hết các thai phụ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Điều trị tiểu đường thai kỳ không chỉ mang lại sức khỏe cho mẹ và bé mà còn giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho cả mẹ và bé.
Với các bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đã được chẩn đoán, mà không kiểm soát tốt và giữ ổn định đường huyết sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
- Thai quá to: tiểu đường thai kỳ khiến lượng đường trong máu của thai phụ tăng cao, lượng đường này sẽ thâm nhập vào thai nhi và kích thích tuyến tụy của thai nhi tăng tiết insulin. Tăng cân có sự tác động của insulin, vì thế thai nhi có thể phát triển quá lớn (trọng lượng >4kg) và gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
- Sinh non và hội chứng suy hô hấp: khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nồng độ đường trong máu tăng cao, rất có thể gây kích thích khiến thai phụ chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non. Một số trường hợp, các bác sĩ sẽ phải kích thích cho thai phụ sinh sớm do thai nhi phát triển quá to. Những trẻ sinh nong thường dễ gặp hội chứng suy hô hấp và thường có sức đề kháng yếu hơn những trẻ sinh đủ tháng, cần phải chăm sóc đặc biệt hơn ngay khi ra đời.
- Đa ối: ở những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ, thường có tình trạng quá nhiều nước ối, có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Với thai nhi đa ối có thể dẫn đến thai chết lưu, sa dây rốn, vỡ ối... Với thai phụ, đa ối khiến cho thai phụ gặp nhiều khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ, khiến chuyển dạ kéo dài, gây khó sinh, nguy cơ băng huyết sau sinh...
- Sảy thai hoặc thai chết lưu: thông thường là do thai nhi bị dị tất bẩm sinh, suy hô hấp thai, người mẹ bị nhiễm toan ceton do đường huyết tăng cao.
- Hạ đường huyết: những thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sinh các em bé có thể bị biến chứng nguy hiểm hạ đường huyết sau sinh, bởi tuyến tụy của bé tăng sinh inslin khiến lượng insulin trong máu của bé quá nhiều. Bé bị hạ đường huyết có thể khiến bé bị co giật, khi này cho bé bú ngay lập tức hoặc truyền glucose tĩnh mạch để giúp tăng lượng đường trong máu của bé.
- Tăng huyết áp và tiền sản giật: những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị tăng huyết áp và tiền sản giật. Đây được coi là một biến chứng nặng đe dọa tới tính mạng của cả mẹ và bé.
Kết luận: Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ cần tuân theo sự chỉ dân của bác sĩ, nhằm phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Điều trị tiểu đường thai kỳ không chỉ mang lại sức khỏe cho thai phụ, mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Các thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần lưu ý thêm về chế độ ăn uống và tích cực luyện tập thể thao để hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ tốt nhất.

(Nguồn internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét